1.1. Định nghĩa
Là khả năng của con ngời thực hiện công việc một cách có hiệu quả và chất lợng trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào các tri thức, kỹ xảo đã có.
1.2. Đặc điểm
♦ Có nội dung là những quá trình tâm lý;
♦ Luôn gắn với hoạt động cụ thể, hình thành trong những điều kiện cụ thể;
♦ Thể hiện kiến thức trong hành động: Mục đích, nội dung, phơng thức tiến hành hành động;
♦ Phải có sự nỗ lực của bản thân, sự tham gia của ý thức và sự tập trung chú ý cao; ♦ Có sự kiểm tra hành động một cách tự giác;
♦ Hành động cha mang tính khái quát cao, còn nhiều động tác thừa, sai, lãng phí năng lợng thần kinh và bắp thịt;
♦ Cơ sở của việc hình thành. kỹ năng là các tri thức.
1.3. Các giai đoạn hình thành kỹ năng
1. Kỹ năng sơ bộ: Nhận thức đợc mục đích hành động và tìm tòi đợc phơng pháp thực hiện hành động dựa trên nhữngkiến thức và kỹ xảo đã có từ trớc. Hoạt động này đợc thực hiện trên phơng pháp thử và sai.
2. Hành động cha đạt trình độ khéo léo: Hiểu biết về phơng pháp thực hiện hành động và sử dụng đợc những kỹ xảo đã có.
3. Hình thành những kỹ năng đơn lẻ nhng có tính chất chung cho các hoạt động: Có nhiều kỹ năng riêng lẻ có tính chất hẹp nhng lại cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau (kỹ năng kế hoạch hoá, tổ chức,...)
4. Kỹ năng phát triển cao: Sử dụng một cách sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của nghề vào thực tiễn. Nhận thức đợc mục đích và động cơ lựa chọn các phơng pháp.
5. Kỹ năng đạt trình độ tay nghề cao: Vận dụng một cách sáng tạo các kỹ năng khác nhau vào các hoàn cảnh khác nhau.
1.4. Các loại kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng đặt kế hoạch: Là khả năng xây dựng trong óc những hành động sắp thực hiện để đạt mục đích đó. Điều kiện hình thành kỹ năng đặt kế hoạch: Có vốn tri thức cần thiết; Hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động sắp thực hiện; Phân tích và xem xét khối lợng công việc đợc giao; Phân tích điều kiện lao động (nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị hiện có,...); Lựa chọn các ph-
ơng pháp và phơng tiện để đạt đợc nhiệm vụ đề ra; Xác định trình tự thực hiện các thao động tác.
Kỹ năng tổ chức lao động: Là việc chuẩn bị nơi làm việc khoa học, sạch sẽ.
Kỹ năng kiểm tra các hành động lao động: Là khả năng lý giải, đối chiếu, đánh giá mức độ thực hiện hành động so với yêu cầu đặt ra lúc ban đầu. Điều kiện hình thành: Có vốn tri thức cần thiết; Hiểu rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động và từng phần hoạt động; Bồi dỡng cho học sinh cách quan sát, phân phối và tập trung chú ý; Hớng dẫn và kích thích các thao tác t duy; Bồi dỡng tri thức và các kinh nghiệm để nhận ra các sai hỏng; Sử dụng các phơng tiện kỹ thuật để kiểm tra và vạch phơng án kiểm tra ở từng hành động.
Kỹ năng điều chỉnh các hành động lao động: Là khả năng tự thay đổi và làm chuyển biến hành động sao cho gần với yêu cầu đặt ra. Điều kiện hình thành: Có vốn tri thức cần thiết; Hiểu rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động; Hớng dẫn để học sinh tự tìm ra các sai sót, xác định đợc nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục; Kiểm tra thờng xuyên để phát hiện kịp thời các sai sót khi luyện tập cho học sinh; Có phơng pháp khéo léo, phù hợp với đối tợng khi uốn nắn các sai lầm; Để cho học sinh tự thực hiện lại hành động hoặc từng phần hoạt động sai.