Thành phần của hoạt động học

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 79 - 82)

• Đối tợng và mục đích của hoạt động học:

Đối tợng: Là các môn học, cụ thể hơn là các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những giá trị mà học sinh cần lĩnh hội để phát triển, hoàn thiện chính bản thân mình. Đối tợng này có thể tồn tại dới dạng vật chất, mô hình thay thế hay dạng ký hiệu, ngôn ngữ ở bên ngoài và dạng biểu tợng, khái niệm ở trong óc.

Mục đích: Nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ biến nó thành kinh nghiệm bản thân và tự biến đổi chính mình.

• Nhiệm vụ của hoạt động học: Là hệ thống các bài tập mà ngời học sinh phải thực hiện trong quá trình học. Tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh đối tợng chính là việc tổ chức cho học sinh thực hiện một hệ thống các nhiệm vụ học tập.

• Phơng tiện học tập: Không chỉ hiểu đơn thuần là giấy, bút, sách, vở,...mà chủ yếu là hành động học tập. Các phơng tiện này không có sẵn ở học sinh mà đợc hình thành trong quá trình học. So sánh, phân loại là hành động học tập trở thành phơng tiện đắc lực của việc hình thành khái niệm khoa học. Phân tích, khái quát hoá là hành động học tập trở thành phơng tiện quan trọng để hình thành khái niệm khoa học. Chất lợng của việc học và sự phát triển tâm lý phụ thuộc vào chỗ những hành động học nào trở thành phơng tiện học ở học sinh.

• Điều kiện học tập: Mối liên hệ giữa sự chỉ đạo về mặt s phạm của thày và việc học của trò, trong đó cách dạy của thày là yếu tố cơ bản. Mối liên hệ giữa những ngời cùng học dới sự chỉ đạo, tổ chức của thày trong giao lu và tập thể.

d) Hình thành hoạt động học

3.4.1. Hình thành động cơ học tập: Động cơ là sự say mê tích cực hớng vào chiếm lĩnh đối tợng. Nhu cầu gặp đối tợng tạo ra sự say mê tích cực. Sự lĩnh hội nội dung đối tợng làm phong phú, phát triển chủ thể, kích thích tính tích cực trong học tập. Động cơ đợc biểu hiện ở lòng khao khát với tri thức. Có hai hình thức động cơ cơ bản:

∗ “Động cơ hoàn thiện tri thức”: Học vì muốn hiểu biết

∗ “Động cơ quan hệ xã hội”: Học vì mục đích cuộc sống, quan hệ xã hội yêu cầu phải có. Trong thực tế, những động cơ ngoài đối tợng (d luận xã hội, thởng, phạt, khen, chê,...) cũng có vai trò rất to lớn thúc đẩy tính tích cực hoạt động của học sinh nhằm chiếm lĩnh đối tợng. Nhng nếu quá lạm dụng động cơ kích thích sẽ có hại cho tính tự giác, hứng thú nội tâm của ng- ời học.

Để hình thành động cơ học tập của học sinh cần phải:

∗ Làm cho học sinh có ý thức về mục đích gần và xa của việc học tập; ∗ Hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của đối tợng học tập;

∗ Có xúc cảm tích cực với các thông tin đợc lĩnh hội;

∗ Xu hớng nghề nghiệp ngày càng đợc cụ thể hoá trong quá trình học tập;

∗ Duy trì không khí say sa, sôi nổi trong học tập, thi đua tìm tòi sáng tạo trong học lý thuyết, làm thí nghiệm , bài tập thực hành,...

∗ áp dụng những biện pháp kích thích phù hợp, đúng mức.

3.4.2. Hình thành mục đích học tập: Bản chất của hoạt động học là hoạt động chuyển hớng vào làm thay đổi bản thân chủ thể: Thay đổi mức độ làm chủ những khái niệm, giá trị, chuẩn mực, những qui luật và phơng pháp hành vi phù hợp. Sự thay đổi này làm thành nội dung của mục đích học tập. Trớc khi hành động con ngời đã hình dung hình ảnh về sản phẩm tơng đối ở trong đầu rồi mới thực hiện. Đây chính là biểu tợng đầu tiên về mục đích, do con ngời tởng tợng tạo nên để định hớng cho hành động. Kể từ khi thời điểm hành động bắt đầu xảy ra, biểu tợng ấy bắt đầu có nội dung thực (nội dung đối tợng) của mục đích. Mục đích thực sự bắt đầu trở

thành đúng nó khi chủ thể bắt đầu hành động. Sự xâm nhập của chủ thể vào đối tợng diễn ra theo hai hớng:

∗ Chiếm lĩnh những dấu hiệu chung bên ngoài của sự vật hiện tợng riêng lẻ. ở đây việc chiếm lĩnh nền văn hoá xã hội mang tính kinh nghiệm. Con đờng này hình thành ở chủ thể năng lực phân loại sự vật hiện tợng cũng nh năng lực nhận thức lại chúng khi cần thiết.

∗ Chiếm lĩnh những phơng pháp chung nhằm phát hiện ra ra những qui tắc khái quát cho phép giải quyết một loạt những yêu cầu cụ thể. ở đây việc chiếm lĩnh nền văn hoá xã hội mang tính lý luận. Con đờng này hình thành ở chủ thể năng lực đi sâu vào cái bản chất của đối tợng, những qui luật chi phối sự phát triển của nó.

3.4.3. Hình thành hành động học tập: Hoạt động học tập đợc cụ thể hoá thành những hành động học tập để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể mà khi thực hiện nó, học sinh phải biết:

∗ Mình làm cái gì, kết quả (sản phẩm) cần đạt đợc; ∗ Hình dung tiến trình thực hiện công việc;

∗ Vận dụng các tri thức, kinh nghiệm vào quá trình thực hiện nhiệm vụ; ∗ Vận dụng các thao tác trí óc và chân tay để giải quyết nhiệm vụ;

Chính vì vậy, quá trình hành thành hành động học tập của học sinh phải bằng quy trình thực hiện hệ thống các nhiệm vụ học tập. Mỗi nhiệm vụ đòi hỏi xác định rõ mục đích, điều kiện, phơng tiện để thực hiện những nhiệm vụ đó. Hành động học tập của học sinh nhằm chiếm lĩnh khái niệm. Khái niệm với t cách là sản phẩm tâm lý tồn tại dới ba hình thức:

∗ Hình thức vật chất: Khái niệm đợc đa ra ngoài trú ngụ trên các vật thể hoặc vật thay thế. Tơng ứng với hình thức này là hành động vật chất trên vật thật hay vật thay thế bằng cơ bắp để tháo lắp, chuyển đổi, sắp xếp vật thật. Lúc này khái niệm trú ngụ trên vật thật đợc bộc lộ ra ngoài.

∗ Hình thức nhân tạo: Khái niệm đợc đa vào trú ngụ trong một loại vật liệu khác (lời nói, chữ viết, ký hiệu, mô hình,...). Tơng ứng với hình thức này là hành động với lời nói và các hình thức mã hoá khác tơng ứng với đối tợng nhằm chuyển tính lôgíc của khái niệm đã phát hiện ở hành động vật chất vào trong tâm lý chủ thể hành động.

∗ Hình thức tinh thần: Khái niệm tồn tại trong đầu óc chủ thể. Tơng ứng với hình thức này là hành động tinh thần. Lôgíc của khái niệm chuyển hẳn vào trong đầu óc chủ thể.

Trong quá trình học tập, cần huấn luyện cho học sinh hình thành đợc những hành động trí óc cơ bản:

∗ Hành động phân tích: Nhằm mổ xẻ, phát hiện nguồn gốc, cấu trúc, cơ chế, lôgíc của đối tợng học tập. Phân tích cũng diễn ra trên ba hình thức của hành động.

∗ Hành động mô hình hoá: Giúp cho học sinh diễn đạt lôgíc của khái niệm một cách trực quan qua mô hình, sơ đồ, bản vẽ, ký hiệu và chuyển vào trong óc.

∗ Hành động cụ thể hoá: Giúp cho học sinh vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm đã có vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.

tâm lý học về dạy lý thuyết

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w