Đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 98 - 100)

Lứa tuổi quá độ từ nhi đồng sang thanh niên, vừa mang tính chất trẻ con, vừa mang tính chất ngời lớn. Tính chất trẻ con: Làm việc còn lơ là, tuỳ tiện, không quan tâm đến lao động và công việc, chỉ tập trung vào việc học tập. Tính chất ngời lớn: Tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhng trong cuộc sống còn hiểu biết rất ít; Là thành viên tích cực trong gia đình; Quan tâm nhiều đến cách ăn mặc, nói năng; Tìm hiểu những suy nghĩ về cuộc sống trong xã hội.

2. Đặc điểm thể chất

Sự phát triển của cơ thể thiến niên diễn ra mạnh mẽ nhng không cân đối: Hệ xơng, dặc biệt là xơng chân tay phát triển rất mạnh nhng hệ cơ cha đợc phát triển nên các vận động còn lúng túng, vụng về, thiếu hài hoà; Hệ tim mạch phát triển không cân đối (thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhng đờng kính của các mạch máu lại phát triển chậm hơn), dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Do vậy, thiếu niên thờng có cảm giác mệt mỏi.

Hoạt động thần kinh cấp cao có những đặc điểm riêng biệt: Trọng lợng não bằng trọng l- ợng não của ngời lớn, chức năng não bộ có sự thay đổi đáng kể, hình thành những vùng chuyên biệt của ngời trên vỏ não (thuỳ trán, đỉnh, thái dơng, chẩm), số lợng dây thần kinh tăng đột ngột giúp liên hệ các phần khác nhau của vỏ não. Quá trình hng phấn chiếm u thế rõ rệt. Vì vậy các em dễ bị kích động, dễ bực tức, mất bình tĩnh,...nên dễ bị vi phạm kỷ luật. Phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp đợc hình thành nhanh hơn là những phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngữ. Do vậy, các em nói chậm hơn, ngập ngừng, thờng nói cộc lốc, nhát gừng, rất ngại nói những câu dài. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động, cơ thể lớn lên rất nhanh: Sự phát dục ở nữ thờng sớm hơn nam (2 năm) và phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt cá nhân, sức khoẻ, lao động, nghỉ ngơi, đời sống tinh thần; Xuất hiện tính tò mò muốn tìm hiểu sâu quan hệ ngời lớn.

3. Đặc điểm tâm lý

3.1. Hoạt động nhận thức

Việc học tập ở trờng trung học cơ sở là bớc ngoặt lớn trong đời sống của trẻ. Việc học tập của các em phức tạp hơn: Nghiên cứu có hệ thống cơ sở các khoa học, hình thành mức độ độc lập trong hoạt động học tập. Dần dần hoạt động học tập đợc xem là hoạt động tự học nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức.

Quan hệ của các em với giáo viên cũng khác trớc. Các em phải thích nghi với những yêu cầu mới và khác nhau của giáo viên, tạo điều kiện để phát triển dần phơng thức nhận thức ngời khác. Thái độ tự giác đối với học tập cũng đợc tăng rõ rệt, thái độ đối với môn học cũng đợc phân hoá, có hứng thú bền vững với môn học và tập trung suy nghĩ vào những đối tợng gây hứng thú và ảnh hởng tới những công việc khác nhng hứng thú thờng không bền vững. Sự phát triển trí tuệ thể hiện rất rõ sự chuyển tiếp từ tính chất không chủ định sang tính chất có chủ định.

Tri giác: Biết phân tích các đối tợng khi tri giác, biết phân biệt một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều mặt nhng vẫn bị lôi cuốn bởi những đối tợng hấp dẫn. Tri giác ttở nên khái quát và trừu t- ợng hơn.

Trí nhớ: Biết tìm ra phơng pháp thích hợp để ghi nhớ và biết liên hệ tri thức giữa các phần tài liệu, các môn học. Có tiến bộ trong việc ghi nhớ từ ngữ trừu tợng, ghi nhớ ý nghĩa nhng khi gặp khó khăn lại từ bỏ việc ghi nhớ có ý nghĩa.

T duy: Khả năng khái quát hoá, trừu tợng hoá thành thạo hơn lứa tuổi nhi đồng nhng vẫn còn yếu. T duy mang tính hình tợng, cụ thể. Cha phân biệt đợc thuộc tính bản chất và không bản chất của đối tợng. Năng lực vận dụng suy luận còn yếu nhng đã biết giải quyết vấn đề một cách có căn cứ.

Ngôn ngữ: Phong phú, chính xác hơn so với nhi đồng. Vốn từ còn nghèo nàn, viết, nói còn sai ngữ pháp, dùng từ còn tuỳ tiện.

3.2. Tình cảm

Sâu sắc và bền vững hơn so với lứa tuổi nhi đồng, có những nét độc đáo: Bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ bị thay đổi và hay có tâm trạng thất thờng;

Tình cảm thể hiện rõ rệt và mạnh mẽ trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động. Có ý thức về bạn bè và những yêu cầu cụ thể đối với bạn, chủ động chọn bạn. Xuất hiện những sắc thái mới trong quan hệ với bạn khác giới;

Muốn ngời lớn tôn trọng mình và đặt yêu cầu đối với mình; Luôn có tâm trạng lo lắng và sợ ngời khác đánh giá thấp mình.

3.3. Một số nét nhân cách nổi bật

Hứng thú: Mang tính chất lựa chọn, thích những loại sách báo phức tạp, căng thẳng, éo le, những chuyện nói về mối quan hệ con ngời, nghệ thuật, phim ảnh,...

Lý tởng: Có tính chất khái quát hơn lứa tuổi nhi đồng nhng đã mang tính cụ thể hơn.

Tính cách: Tiếp tục đợc hình thành và củng cố. Các nét tính cách có liên quan đến học tập đợc hình thành trớc (tính kiên trì, cần cù, chú ý,...), sau đó là những nét tính cách thể hiện thái độ đối với ngời khác và bản thân. Muốn đợc đối xử nh ngời lớn và tham gia đóng góp ý kiến với ngời lớn, đôi khi tỏ ra nghiêm nghị đạo mạo không muốn chơi với trẻ con. Có ý thức về mình, tự đánh giá những phẩm chất của mình ngày càng tiến bộ, dễ tha thứ cho mình những cái quan trọng. Tính độc lập phát triển tơng đối cao, đã chú ý tới việc rèn luyện ý chí. Sự khát khao uy

tín cùng với ý thích phiêu lu, mạo hiểm ngày càng tăng, trong khi đó khả năng tự điều khiển ch- a hoàn thiện.

Hệ tâm lý vận động (hệ tâm vận)

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w