II − Kiến thức cơ bản A Chùm thơ thứ nhất
1. Cáo là hình thức văn chính luận, nên phải phản ánh đợc nội dung chính trị quy định một cách chặt chẽ, nhng bài đại cáo này lại đợc Nguyễn Trãi viết theo thể tứ lục biến cách với đặc tính
cách chặt chẽ, nhng bài đại cáo này lại đợc Nguyễn Trãi viết theo thể tứ lục biến cách với đặc tính gợi tả qua nhiều hình tợng sinh động, và âm thanh phong phú, khiến cho bài văn có đoạn trầm hùng của khí thế xung trận, lại có đoạn lắng đọng trong niềm xúc cảm của tâm can... Nếu nói rằng t tởng chủ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là t tởng "đánh vào lòng ngời" (t tởng "tâm công"), thì nghệ
thuật bài đại cáo này cũng đạt đến trình độ "đi vào lòng ngời", đi vào tình cảm cao quý nhất của con ngời đất Việt, tình cảm yêu nhân nghĩa, yêu hoà bình qua sắc thái của ngôn từ. Đúng nh Võ Khâm Lân, một nhân sĩ ở thế kỉ XVII, đã nhận xét, bài đại cáo này quả là "một áng thiên cổ hùng văn" (một bài văn có lời sắc bén vốn có xa nay), nó là sự kết tinh của bút pháp anh hùng ca với bút pháp trữ tình, là sự nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính trị với yếu tố nghệ thuật.
Tất nhiên, trong áng hùng văn này, chúng ta cũng phải loại trừ một vài chi tiết mà ngày nay, có thể coi là cha thích đáng, do hạn chế của thế giới quan tác giả thời bấy giờ, thí dụ, tác giả đã theo Lê Văn Hu trong Đại Việt sử kí xếp triều đại Triệu Đà vào triều đại khai sáng của dân tộc ta, hay ở phần cuối, khi nêu ra nguyên nhân thắng lợi, tác giả đã cho rằng : "Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới đợc nh vậy !". Nếu cho rằng đó là một cách phát biểu để đề cao truyền thống yêu nớc từ tổ tiên ta chuyển tới thì chắc hẳn cũng đợc, nhng nếu nói là có một yếu tố thần kì có tính chất siêu hình quyết định sự thành công trọng đại này, thì hoàn toàn không đúng ; yếu tố thần kì đó thật ra chỉ là sức mạnh tổng hợp vật chất và tinh thần của quân dân thời khởi nghĩa Lam Sơn, là sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân trong khuôn khổ thời khởi nghĩa Lam Sơn, dới sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và bộ tổng tham mu, trong đó có nhà thao lợc xuất sắc Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, một vài tì vết nhỏ bé đó không làm mờ đợc ánh hào quang toả ra tự áng văn gần nh "toàn bích" này…
(Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập 1, Sđd)
2.Đại cáo bình Ngô từ bao đời đợc coi nh một áng "thiên cổ hùng văn" nói lên khí phách anh hùng và tâm hồn cao đẹp của cả dân tộc Việt Nam. anh hùng và tâm hồn cao đẹp của cả dân tộc Việt Nam.
Đại cáo bình Ngô đợc thể hiện qua ngọn bút thiên tài của Nguyễn Trãi, trở thành sản phẩm tinh thần đẹp nhất của thời đại ông. Có thể nói Đại cáo bình Ngô là tác phẩm tập thể của toàn thể nhân dân ta dới sự chỉ đạo tuyệt vời của lãnh tụ Lê Lợi. Nói nh thế không có nghĩa là làm giảm giá trị của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô mà chính là đặt ông vào vị trí cao nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
Nhà thơ chân chính của dân tộc không bao giờ chỉ là một con ngời ấp ủ và thổ lộ những tâm t thầm kín của riêng mình. Nhà thơ chân chính phải là ngời ngày đêm sống với những lo âu, hoài bão và ý chí của dân tộc, để từ đó kết tinh lại trong tâm hồn và tác phẩm của mình những gì đẹp nhất, lớn nhất, sâu nhất của dân tộc. Nguyễn Trãi là nhà thơ nh thế và chính ông là ngời đã nêu cao truyền thống ấy của những nhà thơ chân chính ở Việt Nam.
Đại cáo bình Ngô là một tác phẩm vừa văn học vừa khoa học. Nó phân tích ta là ai, địch là ai, vì sao ta kiên cờng chiến đấu, vì sao dân tộc ta luôn luôn chiến thắng và muôn đời bất diệt.
Đại cáo bình Ngô là tấm gơng soi của đất nớc Việt Nam, của con ngời Việt Nam. Nó là bản anh hùng ca về ý nghĩ, thái độ và việc làm của toàn thể nhân dân ta suốt đời này qua đời khác. Nó là tiếng vọng của ngàn xa cho đến mai sau, mãi mãi nói lên rằng chúng ta, những ngời Việt Nam, chúng ta đã sống nh thế, đang sống nh thế và sẽ sống nh thế.
Đại cáo bình Ngô chính là bản tuyên ngôn về lẽ sống của chúng ta.
(Vũ Khiêu, Trên đờng tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Tr iã, NXB Văn học, 1980)