Đoạn trích Nỗi thơng mình hội tụ hai yếu tố cơ bản làm nên giá trị của Truyện Kiều cả về nội dung và nghệ thuật Đó là sự cảm thông sâu sắc, sự đồng cảm của nhà văn đối với bi kịch của

Một phần của tài liệu Đọc hiểu ngữ văn 10 (Trang 169 - 171)

II − Kiến thức cơ bản 1 Về Trng Vơng

2.Đoạn trích Nỗi thơng mình hội tụ hai yếu tố cơ bản làm nên giá trị của Truyện Kiều cả về nội dung và nghệ thuật Đó là sự cảm thông sâu sắc, sự đồng cảm của nhà văn đối với bi kịch của

nội dung và nghệ thuật. Đó là sự cảm thông sâu sắc, sự đồng cảm của nhà văn đối với bi kịch của con ngời và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đạt đến trình độ sắc sảo, tinh tế. Sau khi "trao duyên" cho Thuý Vân và rơi vào tay Mã Giám Sinh, Kiều mới biết mình rơi vào tay một kẻ phàm phu tục tử, rồi bị mua về làm gái lầu xanh. Đau đớn tột cùng, nàng tự vẫn nhng không thành, sau đó lại bị Sở Khanh lừa và Tú Bà buộc nàng phải ra tiếp khách. Từ một cô gái đức hạnh sống trong cảnh “Êm đềm trớng rủ màn che − Tờng đông ong bớm đi về mặc ai” bị buộc phải sống cuộc sống “Sớm đa Tống Ngọc tối tìm Trờng Khanh”, Kiều đã vô cùng đau đớn. Trong nỗi đau tột cùng vì thân thể và nhân phẩm bị chà đạp ấy, nàng đã luôn nhớ đến cha mẹ, đến hai em và đến Kim Trọng. Càng nhớ càng đau, càng day dứt. Nỗi lòng tê tái của nàng cũng chính là một ph- ơng diện toả sáng nhân phẩm của nàng.

3. Cách đọc

Đọc chậm, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ thời gian, tâm trạng, thể hiện nỗi chua xót đến tột độ. Câu cuối đọc chậm hơn, thể hiện sự bế tắc, tủi nhục của Thuý Kiều.

II − Kiến thức cơ bản

Có thể nói trong mời lăm năm lu lạc, Thuý Kiều đã trải qua muôn sự lọc lừa. Nhng lần Thuý Kiều bị lừa đau đớn nhất là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Nó là bớc ngoặt bẻ ngang cuộc đời Thuý Kiều sang hớng khác. ở lầu xanh, Thuý Kiều cũng không dễ dàng cam chịu. Luôn ý thức sâu sắc về nhân phẩm nên lúc nào Thuý Kiều cũng nghĩ về sự nhục nhã, ê chề. Sự chà đạp dã man của bọn buôn thịt bán ngời có lúc khiến Thuý Kiều tởng chừng nh đành rời xa nhân phẩm :

Thân lơn bao quản lấm đầu, Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.

Nhng đó cũng chỉ là câu nói nhất thời trong lúc đớn đau.

Đoạn thơ Nỗi thơng mình là đoạn tả tâm trạng Kiều sau khi đã chấp nhận phải sống cuộc sống của kiếp gái làng chơi. Đoạn thơ là tâm t trăm mối của nàng Kiều tê tái vì cuộc sống ở lầu xanh ; buồn vì thơng cha, nhớ mẹ, thơng nhớ ngời tình ; đau vì kiếp đoạn trờng phũ phàng, nghiệt ngã không biết kéo dài đến tận bao giờ :

Biết bao bớm lả ong lơi,

Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đa Tống Ngọc, tối tìm Trờng Khanh. Khi tỉnh rợu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thơng mình xót xa.

"Giật mình" mới là ý thức lần đầu, nhng mình ngẫm lại/thơng mình/xót xa thì lại khác. Tâm trạng thảng thốt của Kiều đã diễn ra rất nhiều lần. Nhịp thơ hai câu đầu đều nhng day xiết. Mỗi từ dờng nh cũng trĩu nặng, trầm lắng. Sau phút giật mình ấy, câu thơ nh để lại một khoảng trống của một tiếng thở dài.

Giật mình vì hiện tại nhục nhã, đớn đau, Thuý Kiều lần tởng về quá khứ. Nhng không thể đ- ợc, hiện tại vẫn cứ níu giữ, vẫn cứ đối lập, vẫn bám riết một cách quyết liệt và gớm ghê. Quá khứ đợc nhắc đến trong câu thơ "Khi sao phong gấm rủ là" thì hiện tại lại ập đến trong ba câu tiếp đó :

Giờ sao tan tác nh hoa giữa đờng. Mặt sao dày gió dạn sơng,

Thân sao bớm chán ong chờng bấy thân ?

Quá khứ đẹp tơi nhng đang bị nghiền nát bởi hiện tại phũ phàng. Đoạn thơ dùng nhiều từ sao

vừa để nghi vấn, vừa luyến láy trong hình thức điệp, kết hợp với liên tiếp các thành ngữ chéo :

dày gió dạn sơng, bớm chán ong chờng làm cho đoạn thơ có một giọng điệu riêng, âm hởng đay nghiến thấm vào từng chữ, từng nhịp câu thơ.

Những câu thơ tiếp, Nguyễn Du tả cảnh cuộc sống ở lầu xanh. Đó là cuộc sống phong trần có cả cầm, kì, thi, hoạ :

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt nớc cờ dới hoa.

Lại có cả phong, hoa, tuyết, nguyệt :

Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.

Thật mỉa mai, chua chát. Cuộc sống ở lầu xanh đợc trang hoàng bởi cái vẻ bề ngoài vô cùng trang nhã, có đủ thứ của cuộc sống đài các, cao sang. Nhng dù có nguỵ trang khéo léo đến mức nào, nó cũng không thể che đậy nổi cái bản chất nhơ nhớp, bẩn thỉu bên trong. Đoạn thơ cũng đồng thời hớng vào tâm trạng Thuý Kiều. Sống cuộc sống lầu xanh, Kiều phải tách mình thành hai nửa. Một con ngời giả tạo, sống để vui gợng, ngẩn ngơ và một con ng… ời thực, sống để xót xa mỗi lúc canh tàn. Nỗi sầu của lòng ngời lan toả sang cảnh vật. Nguyễn Du đã sáng tạo một câu thơ có giá trị khái quát "quy luật muôn đời" về sự kết hợp giữa ngoại cảnh và tâm cảnh :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?

Vì cái lí lẽ đó mà cảnh vật ở những câu thơ trên vắng lạnh, u buồn và rợn ngợp. Nó góp phần khắc sâu hơn nỗi đau đớn của nàng Kiều khi phải sống trong cảnh nhục nhã ê chề.

Khi gió tựa hoa kề, khi lại cung cầm thi hoạ, lúc nào nỗi đau cũng dâng đầy trong lòng nàng.

ý thức về nhân phẩm bị giày xéo đã khiến nàng không thể nguôi quên nỗi nhục ấy. Hai từ "đòi phen" đợc lặp lại trong tám câu thơ càng thể hiện rõ hơn tâm trạng ấy. Nỗi đau thờng trực trong nàng, không giây phút nào nàng không bị dằn vặt, xót xa.

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt, nớc cờ dới hoa.

Không chỉ những lúc phải tiếp khách làng chơi, cả những lúc tởng thanh nhàn với những thú vui tao nhã, nàng vẫn không hết tủi nhục. Bởi dù sao, đó vẫn chỉ là cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh. Vậy nên :

Ai tri âm đó, mặn mà với ai ?

Vui gợng để sống qua ngày, để đợc yên thân với lũ đầu trâu mặt ngựa. Nàng đã từng cố gắng để thoát ra khỏi cuộc sống ấy nhng không đợc. Chết cũng không thể bởi Đạm Tiên đã báo mộng, kiếp đoạ đày của nàng cha thể chấm dứt.

Những từ ngữ nh "khi sao", "giờ sao", "mặc ngời", "đòi phen", "cảnh nào" đợc đặt ở đầu các câu thơ đã thể hiện rõ tính chất than thân của đoạn thơ, đó là "nỗi thơng mình". Những tâm trạng ấy của nàng Kiều làm toát lên vẻ đẹp trong sáng trong tâm hồn nàng. Chính vì thế mà dù sau m ời lăm năm lu lạc với hai lần bị đẩy vào lầu xanh, nàng vẫn đợc chàng Kim trân trọng nh thuở nào :

Nh nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục đợc mình ấy vay ?

ở đoạn trích này, dù đau đớn, xót xa, lời an ủi đối với Thuý Kiều vẫn chỉ là vô vọng. "Nỗi th- ơng mình" trong trờng hợp ấy còn nhân lên đến nhiều lần. Cũng nh ở đoạn Trao duyên, hay đoạn

Kiều ở lầu Ngng Bích, đoạn thơ này vẫn tiếp tục là sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với Thuý Kiều ; đồng thời nó cũng là sự thành công tuyệt vời của tác giả trong nghệ thuật miêu tả nội tâm.

III − Liên hệ

Khó khăn lớn nhất đối với Nguyễn Du là đã bắt lòng thuỷ chung của Kiều phải trải qua một thử thách bi đát : Kiều phải làm đĩ. Nói gì giữ gìn danh tiết với Kim Trọng, ngay cái nhân cách tối thiểu của ngời đàn bà trong xã hội cũ Kiều làm thế nào giữ cho khỏi bị mai một đợc ? Giản đơn nhất là để cho Kiều chết. Nhng chết là hết chuyện. Nguyễn Du lại để cho Kiều sống lại. Nh- ng sống lại, có nghĩa là chấp nhận lấy số phận nhục nhã của mình. Trong các truyện thơ đơng thời, dễ có Kiều là làm việc đó. Nguyễn Du không nhằm nặn ra một Thuý Kiều để làm rạng danh cho một nguyên lí đạo đức trừu tợng nào đó. Kiều vốn là con ngời bình thờng. Nhng chính con ngời bình thờng này đã có lúc hành động nh một liệt nữ, đã nêu tấm gơng cao cả và sự hi sinh không bờ bến. Không phải cái tà dâm đã dắt Kiều đến lầu xanh của Tú Bà, mà chính là cái đạo lí làm ngời, chính tấm lòng hiếu nghĩa đã biến Kiều thành miếng mồi ngon của bọn bán thịt buôn ngời. Khó khăn đối với Nguyễn Du là để Kiều phải "Sống làm vợ khắp ngời ta" mà vẫn giữ đợc nhân phẩm của mình. Kiều rất có ý thức về sự sa đoạ mà mình đã rơi vào :

Mặt sao dày gió dạn sơng,

Thân sao bớm chán ong chờng bấy thân...

Đối với lễ giáo phong kiến, giản đơn nhất là buộc tội Kiều, cho những kẻ làm đĩ nh Kiều là mất nết, là tà dâm, là vô loại. Nhng không có lời lẽ nào để biện hộ cho Kiều hùng hồn hơn là những nỗi đau đớn, dằn vặt của Kiều :

Khi tỉnh rợu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thơng mình xót xa.

Với nỗi xót xa dờng ấy, với ý thức nh thế về thân phận của mình, Kiều cũng đủ để cho không ai có quyền gạt mình ra khỏi vòng nhân loại. Kiều không thôi mơ ớc trở lại cuộc sống trong sạch, đợc trở lại với quê hơng, với gia đình, với ngời yêu. Những lần "nhớ nhà" của Kiều đều có sức vang dội sâu xa và ngời đọc không ai có thể khinh bỉ đợc Kiều.

(Lê Đình Kị, "Truyện Kiều" và chủ nghĩa hiện thực, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, 1992)

Một phần của tài liệu Đọc hiểu ngữ văn 10 (Trang 169 - 171)