Cáo bệnh, bảo mọi ngời mãn giác

Một phần của tài liệu Đọc hiểu ngữ văn 10 (Trang 67 - 70)

I − gợi dẫn 1 Tác giả

Cáo bệnh, bảo mọi ngời mãn giác

(Cáo tật thị chúng)

I − Gợi dẫn1. Tác giả 1. Tác giả

Mãn Giác thiền s (1052 − 1096) tên thật là Lí Trờng, sống vào thời vua Lí Nhân Tông. Năm 25 tuổi ông mới xuất gia và trở thành một thiền s đợc ngỡng vọng. Vua Lí thờng xuyên hỏi ông về việc nớc. Năm 1096, ông cáo bệnh và làm bài thơ này để báo cho mọi ngời biết. Cũng năm đó, ông qua đời. Bài thơ mang nội dung triết lí, đúc kết những trải nghiệm từ chính cuộc đời của nhà thơ, có tính chất nh một bài kệ, vì thế gọi là bài thơ kệ.

2. Tác phẩm

Thơ thiền có một vị trí vô cùng quan trọng trong văn học Lí − Trần. Đây là thời kì thịnh trị của Phật giáo. T tởng của Phật giáo ảnh hởng nhiều đến chính sách trị nớc của các bậc quân v- ơng. Bài thơ Cáo tật thị chúng thể hiện những suy ngẫm của nhà s về cuộc đời. Bài thơ chia làm hai phần : Phần thứ nhất nói về quy luật sinh tử của tự nhiên, phần thứ hai thể hiện tâm sự lạc quan của tác giả. Bài thơ mang vẻ đẹp trong sáng nhng chứa đựng chất triết lí sâu sắc của thơ

thiền : vừa thể hiện tình yêu, niềm tin vào cuộc sống của con ngời, vừa là sự ngộ giải chân lí Phật giáo của một vị chân tu trớc lúc "nhập diệt".

3. Cách đọc

Bốn câu đầu đọc chậm, giọng trầm thể hiện tính triết lí. Hai câu cuối đổi giọng, đọc sôi nổi hơn, thể hiện niềm lạc quan của tác giả.

II − Kiến thức cơ bản

Con ngời không thể thoát khỏi quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" của tự nhiên. Phàm đã là con ng- ời ai cũng phải trải qua những giai đoạn đó. Nhà s Mãn Giác đã một lần nữa khẳng định quy luật tự nhiên ấy qua Cáo tật thị chúng. Tinh thần nhập thế của Phật giáo cũng đợc thể hiện rõ ở bài thơ này. Tâm sự của một nhà s cũng là tâm trạng chung của tất cả mọi ngời trớc sự xoay vần "đà định sẵn" của tự nhiên.

Mợn hình ảnh hoa nở hoa tàn để nói đến quy luật của thiên nhiên, bài thơ kệ đợc bắt đầu bằng hai câu thơ :

Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai.

Miêu tả sự tuần hoàn của tự nhiên nhng bằng một cách nói hơi trái tự nhiên. Thông thờng có hoa nở mới có hoa tàn nhng ở đây nhà thơ lại nói đến hình ảnh hoa tàn trớc rồi mới nói chuyện hoa nở. Phải chăng tuổi già (nhà s viết bài thơ vào năm cuối của cuộc đời) với những dự cảm của ngời sắp ra đi thờng nghĩ đến chuyện mất mát trớc. Tác giả của bài thơ là một nhà s, và theo quan niệm của đạo Phật, cuộc đời là những vòng luân hồi nối tiếp nhau, không có sự kết thúc thật sự. Điểm kết của vòng đời này là sự bắt đầu của một vòng đời khác. Hình ảnh "hoa" và "xuân" là hai điểm nhấn của câu thơ, vừa nhấn về ngữ điệu, vừa nhấn về hình ảnh. Cách sắp xếp các hình ảnh đối nhau càng làm tăng sự đối lập giữa sự mất đi và sinh ra của muôn hoa và vạn vật.

Cách sắp xếp "hoa lạc" trớc "hoa khai", có lẽ là để thể hiện tính chất luân hồi. "Tàn" là sự bắt đầu của "nở", vì thế tàn không có nghĩa là chấm hết. Điểm tích cực của t tởng luân hồi chính là ở đây, nó thổi vào cuộc sống của con ngời tinh thần lạc quan. T tởng Thiền học đợc thể hiện ở ngay cách sắp xếp hình ảnh thơ này. Sự trôi chảy của thời gian là tự nhiên và rất vô tình, theo dòng thời gian, con ngời cũng phải thay đổi. Từ quy luật biến đổi của thiên nhiên dẫn đến quy luật biến đổi của đời ngời :

Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thợng lai.

Con ngời cũng nh vạn vật, phải thay đổi theo quy luật của tự nhiên. Nhng khác với vạn vật, con ngời nắm bắt đợc quy luật ấy và chủ động trớc mọi sự. Song nếu cây cối có sự luân hồi thì con ngời lại không, dù theo triết lí của đạo Phật, con ngời cũng có kiếp luân hồi, có kiếp trớc, kiếp sau. Hoa tàn, hoa nở là biểu tợng cho sự mất đi và hồi sinh của vạn vật thì mái tóc bạc biểu tợng cho tuổi già. Con ngời không thể thoát khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử và cũng không có kiếp luân hồi. Vì vậy con ngời thờng nuối tiếc khi thời gian trôi đi :

Xuân đang tới nghĩa là xuân đơng qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Còn trời đất nhng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

(Xuân Diệu, Vội vàng)

Có tâm t gì đó tơng tự nh vậy đằng sau hai câu thơ của Mãn Giác thiền s. Song nỗi buồn man mác đó lập tức qua ngay khi hai câu thơ tiếp theo có sự xuất hiện đột ngột của nhành mai cuối xuân :

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Cành mai là điểm sáng, điểm tơi tắn nhất của bức tranh xuân tàn. Nó xuất hiện đột ngột nh chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình. Cành mai ấy là cành mai của hiện thực và cũng là cành mai trong tâm tởng, trong tinh thần của nhà thơ. Tởng nh mùa xuân đã qua và "hoa lạc tận" nhng vẫn còn đó "nhất chi mai". Mai, trong quan niệm của ngời xa, là một loại trong bộ "Tứ quý" (tùng, cúc, trúc, mai), là biểu tợng cho sự thanh cao. Không phải là hoa gì khác mà là một cành mai, biểu tợng cho mùa xuân, mùa của trăm hoa khoe sắc, của muôn cây đâm chồi nảy lộc. Rất có thể, sự xuất hiện đầy bất ngờ của một cành mai cuối xuân đã khơi nguồn cảm hứng để nhà thơ viết bài thơ kệ này, nhng cũng có thể nhà thơ mợn một cành mai trong tởng tợng để thể hiện tinh thần lạc quan, tin tởng vào sự bất diệt của cái đẹp, của sự sống. Theo tình huống nào thì cành mai vẫn là một biểu tợng đẹp cho tinh thần của con ngời, con ngời có ý chí kiên cờng, vợt lên sự nghiệt ngã của quy luật tự nhiên.

Hai câu thơ cuối đối lập với bốn câu đầu cả về hình thức và nội dung. Bốn câu thơ đầu khẳng định quy luật bất biến của cuộc sống − vạn vật có sinh có mất, và không gì cỡng lại đợc, nhất là con ngời. Hai câu cuối lại khẳng định điều ngợc lại − vẫn có một cành mai nở vào độ xuân tàn, hiện hữu hoàn toàn trái quy luật. Cành mai xuất hiện bất ngờ nh sự khẳng định rằng không có gì là bất biến. Và con ngời, với ý chí và nghị lực phi thờng của mình, vẫn có thể vợt qua đợc quy luật. "Lão tòng đầu thợng lai" tởng đã là điểm kết thúc của một đời ngời. Nhng niềm lạc quan, ý chí và cả niềm tin tôn giáo đã giúp nhà s thấy đợc "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai".

Cáo tật thị chúng là một bài thơ thiền, và vậy tất nhiên có gửi gắm những quan niệm, triết lí Thiền học. Mãn Giác thiền s viết bài thơ này khi ông sắp qua đời, vì thế nó thể hiện sự ngộ giải chân lí Phật giáo. Nhà Phật vẫn tin rằng, con ngời có thể sẽ chiến thắng đợc quy luật sinh tử của tự nhiên nếu tu thành chính quả, nếu chiến thắng đợc những dục vọng cá nhân và giác ngộ. Là một bài thơ kệ, là tác phẩm ra đời vào thời kì mà văn học dân tộc cha có đợc bề dày thành tựu nghệ thuật, song Cáo tật thị chúng đã thể hiện một tầm kết tinh nghệ thuật đáng tự hào. Bài thơ chỉ có sáu câu nhng đã truyền tải đợc một nội dung triết lí sâu sắc. Giá trị ấy của thi phẩm đợc làm nên bởi tài năng sử dụng, lựa chọn ngôn từ, hình ảnh và sự sắp xếp kết cấu gợi cảm của nhà thơ. Trớc hết đó là nghệ thuật sử dụng và sắp xếp từ ngữ, mỗi từ ngữ đều chứa đựng khả năng biểu hiện ý tứ sâu sắc, "bách hoa lạc" (trăm hoa rụng), "bách hoa khai" (trăm hoa đua nở), chỉ một từ hoa nhng là biểu tợng cho vạn vật, là biểu tợng cho mùa xuân đến, mùa xuân đi. Nghệ thuật đối điệp cũng đợc phát huy cao độ để tạo nên tính hàm súc cho bài thơ. Mỗi cặp câu thơ là một cặp đối lập, nó biểu hiện cho quy luật sinh tử song tồn, cho sự trôi đi rất nhanh và vô tình của thời gian. Bốn câu đầu và hai câu sau là một cặp đối, một bên là quy luật nghiệt ngã tởng nh không gì chống lại nổi của tự nhiên, một bên là sự xuất hiện bất chấp quy luật "hoa lạc tận" của "nhất chi mai". Mùa xuân của thiên nhiên đã trôi qua nhng mùa xuân và sức sống trong mỗi con ngời vẫn hiên ngang và cứng cỏi. Hai câu thơ bảy chữ kết thúc bài thơ tạo nên một thế đứng vững vàng. Đó là thế đứng của con ngời đã giác ngộ đợc chân lí của sự sống : quy luật của tự nhiên là quy luật của vạn vật trong trời đất, song với tinh thần lạc quan, ý chí sắt đá, con ngời có thể vợt lên trên quy luật nghiệt ngã ấy.

Sự phát triển thịnh trị của Phật giáo thời Lí cùng với t tởng "nhập thế" tích cực, đã sản sinh cho dân tộc ta những nhà s tài ba, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nớc và đóng góp cho văn học dân tộc những tác phẩm có giá trị triết lí sâu sắc. Cáo tật thị chúng đã chứng tỏ sự khởi đầu đáng tự hào của văn học dân tộc.

III − Liên hệ

“Thiền s Mãn Giác chỉ để lại một bài kệ Cáo tật thị chúng đọc trớc lúc mất. Bài kệ sáu câu, bốn câu đầu năm chữ, hai câu sau bảy chữ, ý tởng minh bạch và hàm súc : Lẽ thờng xuân qua hoa rụng, xuân đến hoa nở ; đời ngời cũng vậy, thời gian càng trôi, cái già càng đến. Nhng đừng tởng

tất cả chỉ có thế... Bài thơ nh một bức tranh tơi tắn, và cũng nh một dấu hỏi, từng treo lơ lửng trớc mắt nhiều thế hệ độc giả. Những ý tởng hàm súc kia chỉ đơn thuần là triết lí tuần hoàn của nhà Phật ? Hay chính là một quan niệm mới mẻ về lẽ sống, một thái độ lạc quan coi sự sống là bất diệt, vợt lên cao hơn triết lí tuần hoàn ?”

(Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên), Từ điển văn học, tập một, NXB Khoa học xã hội, 1983)

Một phần của tài liệu Đọc hiểu ngữ văn 10 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w