Tiềm năng đất đai cho phát triển nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 73 - 75)

III. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA

2.1.Tiềm năng đất đai cho phát triển nông lâm nghiệp

2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành

2.1.Tiềm năng đất đai cho phát triển nông lâm nghiệp

Đánh giá tiềm năng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp nhằm mục đích bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông lâm sản, thuỷ sản; duy trì và phát triển hợp lý vốn rừng, đảm bảo môi trường sinh thái phát triển bền vững; đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố:

- Điều kiện tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá của đất, địa hình và khí hậu của vùng.

- Điều kiện chế độ nước, khả năng tưới tiêu, vị trí phân bố, mức độ tập trung đất đai trong không gian, vốn, lao động, yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm...

Trên cơ sở phân tích đánh giá các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất cho thấy tiềm năng đất đai để phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐMT như sau:

a. Đối với sản xuất nông nghiệp

- Các kiểu sử dụng đất ổn định: Đất có độ dốc < 80, chủ động nước tưới - đối với cây hàng năm (chủ yếu ở khu vực phù sa ven sông, đồng bằng ven biển); đất có độ dốc < 150, chủ động nước tưới - đối với cây lâu năm (chủ yếu ở khu vực đồi núi thấp phía Tây).

- Các kiểu sử dụng đất không ổn định: Đất có độ dốc < 80, thiếu nước, tưới bổ sung đầu vụ và vùng bị ngập sớm, nhiễm mặn ven biển, nghèo dinh dưỡng - đối với cây hàng năm; đất có độ dốc > 150, thiếu nước tưới, nghèo dinh dưỡng - đối với cây lâu năm.

- Phân vùng phát triển:

+ Đất trồng cây lương thực: lúa phát triển tập trung ở phía Đông vùng, khu vực chịu ảnh hưởng phù sa và nguồn nước của các sông như: sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Trà Câu, sông Kỳ Lộ, sông Vệ, sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Côn, sông Hà Thanh...; cây màu lương thực (ngô, khoai, sắn) phát triển ở tất cả các tỉnh trong vùng.

+ Đất trồng cây công nghiệp hàng năm: mía tập trung phát triển ở Quảng Ngãi, Bình Định; lạc tập trung phát triển ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su tập trung ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; điều chủ yếu ở Bình Định; dừa phát triển ở Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Đất trồng cây ăn quả: phát triển trên hầu khắp các tỉnh, trong đó: thanh trà, măng cụt ở Thừa Thiên Huế; dứa ở Quảng Nam; chuối ở các tỉnh Bình Định, Quảng Nam; xoài ở Bình Định.

- Tiềm năng về diện tích: đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp của vùng khoảng 480.000 - 490.000 ha, trong đó:

- Thích hợp trồng cây hàng năm từ 330.000 - 340.000 ha với khoảng 170.000 ha đất trồng lúa nước.

- Thích hợp trồng cây lâu năm từ 1400.000 - 150.000 ha, trong đó có khoảng 80.000 - 90.000 ha thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm.

b. Đối với phát triển lâm nghiệp

- Kiểu sử dụng nông lâm kết hợp: Đất có địa hình dốc, độ dốc từ 15o - 250; hàm lượng chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo; giao thông khó khăn nhưng có khả năng làm thuỷ lợi.

- Kiểu sử dụng lâm nghiệp: Đất dốc, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc > 250; tầng đất mỏng < 50 cm, không có điều kiện làm thuỷ lợi.

- Phân vùng phát triển: ở các huyện trung du thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định - sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển lâm nghiệp; tại các khu vực đồi núi phía Tây các tỉnh - phát triển lâm nghiệp.

- Tiềm năng về diện tích: đất đai thích hợp cho phát triển lâm nghiệp của vùng khoảng 1,8 - 1,9 triệu ha.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 73 - 75)