Giải pháp về cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển vùng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 157 - 158)

V. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2. Giải pháp về cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển vùng

Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội thời gian qua và những yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới, cho thấy cần thiết phải có một cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển chung toàn vùng theo một không gian kinh tế thống nhất do các điều kiện tự nhiên và kinh tế quy định, không để bị chia cắt theo địa giới hành chính, không để phân tán lực lượng theo cơ chế "kinh tế trung ương và kinh tế địa phương" hoạt động chồng chéo trên cùng một không gian lãnh thổ. Có như vậy mới phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ chế và hội nhập quốc tế.

- Đổi mới cơ sở tổ chức và quản lý:

+ Thống nhất quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ (bao gồm cả Trung ương và địa phương).

+ Cải tiến kế hoạch hoá theo hướng thị trường, chính quyền các tỉnh quản lý vĩ mô theo các kế hoạch, các chương trình và dự án, các kế hoạch trực tiếp sản xuất, kinh doanh do các chủ thể cơ sở quản lý và điều hành.

+ Củng cố các cơ sở quốc doanh làm ăn có lãi và những cơ sở thuộc về cấu trúc hạ tầng.

- Về quản lý vùng:

+ Đại diện của Thủ tướng Chính phủ về phát triển vùng giúp Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các địa phương chỉ đạo điều phối, đôn đốc, hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.

+ Thành lập quỹ phát triển vùng và thiết lập định chế về quỹ phát triển vùng trên cơ sở trích từ các nguồn thu, phần đóng góp của các địa phương và vốn huy động được từ các thành phần kinh tế trong nước và vốn nước ngoài.

+ Tăng cường tổ chức nghiên cứu, tư vấn phát triển và củng cố lực lượng nghiên cứu quy hoạch, xây dựng và chuẩn bị dự án đầu tư ưu tiên.

+ Thiết lập một số định chế đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế hướng ngoại như quy chế về thuế đất, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập với người nước ngoài ưu đãi hơn ở các vùng khác; quy chế về khu kinh tế, khu cảng đặc biệt.

+ Áp dụng các chính sách đặc thù liên quan tới quản lý và sử dụng đất đô thị, đất công nghiệp trên địa bàn, chính sách về môi trường, về đào tạo và thu hút nhân tài cho địa bàn.

- Xây dựng không gian kinh tế thống nhất trong toàn vùng:

Coi vùng KTTĐMT là một thể thống nhất về không gian kinh tế nhằm phát huy lợi thế so sánh trên toàn địa bàn vùng kinh tế trọng điểm, tạo sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả và phát huy lợi thế của tất cả các tỉnh, thành phố. Sớm hình thành cơ chế tăng cường liên kết vùng và quản lý vùng theo hướng:

+ Phát huy lợi thế so sánh của từng tỉnh, thành phố trong thế liên kết chung của vùng.

+ Phối hợp xử lý những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của mỗi tỉnh, thành phố trong vùng trong phát triển hệ thống hạ tầng, giải quyết những vấn đề về môi trường, về bố trí không gian phát triển công nghiệp, dịch vụ...

+ Hạn chế sự “cạnh tranh” bất hợp lý giữa các tỉnh, thành trong vùng tạo ra sự phát triển hài hòa, bền vững vì lợi ích của toàn vùng và của cả nước nói chung và mỗi tỉnh, thành nói riêng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w