- Đất trồng rừng đặc dụng
a. Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 1.225 1.955 +1.225 +
BẢNG 17: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT CHUYÊN DÙNG THỜI KỲ 1996 –
Đơn vị tính: ha
Đơn vị hành chính Diện tích Biến động tăng (+), giảm (-)
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 1996-2000 2001-2005 1996-2005
Toàn vùng 106.056 65.455 114.531 -40.601 +49.076 +8.475
- Thừa Thiên Huế 34.003 11.185 16.116 -22.818 +4.930 -17.888- Đà Nẵng 35.159 5.328 38.308 -29.831 +32.980 +3.149 - Đà Nẵng 35.159 5.328 38.308 -29.831 +32.980 +3.149 - Quảng Nam 14.418 16.987 21.549 +2.569 +4.562 +7.131 - Quảng Ngãi 10.406 13.929 16.276 +3.523 +2.347 +5.870 - Bình Định 12.070 18.026 22.283 +5.956 +4.257 +10.213
Trong nhóm đất chuyên dùng, đáng lưu ý một số loại đất sau:
- Đất khu công nghiệp: có 2.620 ha, chiếm 24,82% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (tăng 1.271 ha so với năm 2000), phân bố nhiều nhất tại Đà Nẵng 942 ha và Quảng Nam 778 ha, thấp nhất là Quảng Ngãi 179 ha.
Nhìn chung loại đất này đang từng bước được khai thác có hiệu quả, năm 2005 đóng góp 37,1% trong tổng giá trị gia tăng công nghiệp toàn vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ (gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận); góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế (tỷ trọng công nghiệp đạt 35,9%); tạo việc làm cho lao động như KCN Hoà Khánh với 28,2 nghìn lao động, KCN Phú Tài với trên 18 nghìn lao động...
Mặc dù là vùng có diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích khu công nghiệp của cả nước, nhưng các khu công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐMT lại có tỷ lệ lấp đầy tương đối cao như: KCN Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam), 100% diện tích cho thuê giai đoạn I, hiện đang triển khai giai đoạn II; KCN Hoà Khánh (Đà Nẵng) đã lấp đầy 87,9%; KCN Phú Tài (Bình Định) lấp đầy đạt 88,2%... Tuy nhiên, mức độ đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp của vùng còn ở mức khiêm tốn, những dự án đầu tư vào khu công nghiệp chưa đa dạng về cơ cấu ngành và hiệu quả sử dụng đất chưa cao so với mức bình quân của các khu công nghiệp trong cả nước.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: diện tích 4.384 ha, chiếm 41,53% trong đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, tăng 2.686 ha so với năm 2000; trong đó Quảng Nam có diện tích nhiều nhất 1.379 ha, thấp nhất là thành phố Đà Nẵng 602 ha. Về cơ bản, việc sử dụng loại đất này đã đáp ứng khá tốt cho các hoạt động dịch vụ thương mại cũng như sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển, đóng góp quan trọng trong việc đưa GDP kinh tế dịch vụ tăng lên đạt 14.873,5 tỷ đồng năm 2005, tạo việc làm cho trên 276 nghìn lao
động trong gần 60 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp địa phương…
- Đất giao thông: chiếm tỷ trọng lớn nhất (57,41%) trong cơ cấu đất có mục đích công cộng với diện tích 31.804 ha, tập trung nhiều nhất ở Bình Định 8.271 ha, Quảng Nam 7.894 ha, Quảng Ngãi 7.641 ha. Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên toàn vùng đạt 1,14%, thấp hơn so với bình quân cả nước (1,55%); trong đó riêng tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ dưới 1%, còn lại đều trên 1%.
Trong 10 năm diện tích đất giao thông tăng thêm 11.128 ha (giai đoạn 2001 - 2005 tăng 6.025 ha), đáp ứng cho việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường, trong đó có nhiều công trình mang ý nghĩa quan trọng không chỉ cho vùng mà còn đối với cả nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội như hầm đường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của vùng vẫn còn kém phát triển, mật độ đường giao thông thấp và chất lượng chưa cao, nhất là giao thông nông thôn (còn 3,27% số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm)…
- Đất thủy lợi: có 16.918 ha, chiếm 30,54% trong đất có mục đích công cộng, tập trung lớn ở Quảng ngãi 4.705 ha và Bình Định 4.372 ha, thấp nhất là Đà Nẵng 405 ha. Tỷ lệ đất thuỷ lợi/diện tích canh tác đạt 5,06% và đạt 8,87%/diện tích đất trồng lúa, tương đương so với bình quân chung cả nước (tương ứng là 5,05% và 7,72%); song việc tưới tiêu mới chủ động ở vùng đồng bằng trong khi vùng núi còn thụ động. Nhiều công trình xây dựng từ rất lâu, chưa được đầu tư cải tạo, hiệu quả thấp, hạn chế đến sản xuất nhất là các vùng úng ở Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), vùng dọc sông Thóa ở Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi), vùng úng trọng điểm tuyến đê Đông (Bình Định)…
- Đất cơ sở văn hóa: có 693 ha, chiếm 1,25% diện tích đất có mục đích công cộng; bình quân đạt 1,12 m2/người, cao hơn mức trung bình của cả nước (1,06 m2/người), đạt chuẩn theo định mức chung của cả nước (0,74 - 1,23 m2), trong đó Đà Nẵng đạt khá cao 3,18 m2/người. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều có quy mô nhỏ, nhiều công trình đã xuống cấp, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn, đặc biệt là Quảng Ngãi, bình quân chỉ đạt 0,5 m2/người…
- Đất cơ sở y tế: có 409 ha, chiếm 0,74% diện tích đất có mục đích công cộng, tập trung nhiều nhất ở Bình Định 140 ha. Mặc dù mạng lưới cơ sở y tế của các tỉnh trong vùng tương đối đầy đủ ở tất cả các tuyến, song bình quân đất y tế/người chỉ đạt 0,66 m2, thấp hơn nhiều so với yêu cầu của của công tác xã hội hóa (0,8 - 1,35 m2/người).
- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: diện tích 2.752 ha, chiếm 4,97% diện tích đất có mục đích công cộng; bình quân đạt thấp 4,35 m2/người, chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục (bình quân từ 5,22 - 7,64 m2/người), trong đó Đà Nẵng chỉ đạt 0,38 m2/người.
- Đất cơ sở thể dục - thể thao: có 967 ha, chiếm 1,75% trong đất có mục đích công cộng, bình quân đạt 1,56 m2/người, thấp hơn nhiều so với yêu cầu của công tác xã hội hóa (2,62 - 3,57 m2/người), trong đó Bình Định chỉ đạt 0,95 m2/người, Đà Nẵng 1,09 m2/người.
Ngoài ra, đối với các loại đất khác, tình hình sử dụng như sau:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Năm 2005, diện tích là 1.955 ha, chiếm 1,71% diện tích đất chuyên dùng và chiếm 0,07% diện tích tự nhiên (tăng 730 ha so với năm 2000), trong đó địa phương có diện tích lớn nhất là Thừa Thiên Huế 723 ha, thấp nhất là đà Nẵng 161 ha.
- Đất quốc phòng, an ninh: Toàn vùng hiện có 46.615 ha, chiếm 40,70% diện tích đất chuyên dùng, trong đó chủ yếu cho mục đích quốc phòng với 43.311 ha (chiếm 92,91%). Trong đó Đà Nẵng có diện tích lớn nhất 32.961 ha (chiếm 70,70%), thấp nhất là Quảng Ngãi 689 ha (chiếm 1,48%).
So với năm 1995, đất quốc phòng, an ninh của vùng tăng thêm 7.882 ha, trong đó giai đoạn 1996 - 2000 giảm 28.084 ha, giai đoạn 2001 - 2005 tăng 35.966 ha. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do việc thống kê phần diện tích quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) giữa các đợt kiểm kê đất đai.
- Đất cho hoạt động khoáng sản: có diện tích 1.922 ha, chiếm 18,21% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, phân bố ở tất cả các tỉnh thành, nhiều nhất tại Quảng Nam 1.165 ha (bằng 60,61%), giảm 373 ha so với năm 1995.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: diện tích 1.631 ha, chiếm 15,45% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, tăng 800 ha so với năm 1995 và tăng 522 ha so với năm 2000; phân bố tập trung ở Quảng Nam 559 ha, Quảng Ngãi 387 ha và Thừa Thiên Huế 368 ha.
- Đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thông: diện tích 512 ha, chiếm 0,93% đất có mục đích công cộng, phân bố rải rác ở các tỉnh thành, trong đó tập trung nhiều nhất ở Quảng Ngãi với 279 ha. Nhìn chung việc sử dụng loại đất này đã phần nào đáp ứng được yêu cầu trong việc phát triển hệ thống điện, bưu chính viễn thông... nâng tỷ lệ số huyện, số xã có điện lên đạt 100% và 98,91%..., phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.
- Đất chợ: toàn vùng có 264 ha, chiếm 0,48% đất có mục đích công cộng, phân bố nhiều nhất ở Bình Định 88 ha. Ngoài các chợ lớn thuộc trung tâm các thành phố, thị xã, đa phần hệ thống các chợ huyện, chợ xã còn ở dạng
tạm bợ, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động kinh doanh.
- Đất có di tích, danh thắng: diện tích 779 ha, chiếm 1,41% trong đất có mục đích công cộng, phân bố nhiều ở các tỉnh: Thừa Thiên Huế 377 ha và Quảng Ngãi 213 ha. Bên cạnh đó, trên địa bàn vùng còn rất nhiều điểm di tích lịch sử đã hoặc chưa được xếp hạng, chưa xác định được khuôn viên đất đai để bảo vệ và tôn tạo theo đúng pháp lệnh về tôn tạo, bảo vệ di tích.
- Đất bãi thải, xử lý chất thải: có 306 ha, chiếm 0,55% đất có mục đích công cộng, tập trung chủ yếu ở các khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, công nghiệp phát triển như Đà Nẵng.
Mặc dù đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh trong những năm qua, song vùng KTTĐMT vẫn là vùng có tỷ trọng đất chuyên dùng so với diện tích đất tự nhiên đạt thấp (4,11%), trong khi đối với các khu vực phát triển, đất chuyên dùng thường chiếm từ 12 - 16% diện tích tự nhiên. Qua đó cho thấy hiện trạng cơ sở hạ tầng của vùng còn rất thấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng trên địa bàn vùng nhiều nơi chưa thật hợp lý, một số công trình đã hoàn thành nhưng không sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả do không phù hợp với thực tế, gây lãng phí đất đai. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển nhằm đưa vùng KTTĐMT trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Toàn vùng hiện có 1.516 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng, chiếm 0,50% trong đất phi nông nghiệp, phân bố rải rác trong các khu dân cư trên địa bàn các tỉnh thành, song tập trung nhiều nhất ở Thừa Thiên Huế (chiếm tới 49,14%).
d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích năm 2005 là 24.424 ha, chiếm 8,02% đất phi nông nghiệp, phân bố ở tất cả các tỉnh thành trong vùng, trong đó lớn nhất ở Thừa Thiên Huế 8.241 ha, thấp nhất là thành phố Đà Nẵng 784 ha. Trong 10 năm loại đất này tăng 3.101 ha, chủ yếu vào giai đoạn 1996 - 2000 (tăng 2.545 ha).
Nhìn chung ở những nơi đông dân cư (như thành phố, thị xã, thị trấn) phần lớn đều đã hình thành các khu nghĩa địa tập trung, nhưng ở những nơi dân cư sống thưa thớt việc mai táng thường đặt rải rác trên các sườn đồi, bìa rừng, một số nơi nghĩa địa nằm xen kẽ trong khu dân cư… ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và gây lãng phí đất đai.
Toàn vùng có 106.772 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 35,04% trong đất phi nông nghiệp (trong đó có 47.604 ha đất mặt nước chuyên dùng). Địa phương có diện tích lớn nhất là Thừa Thiên Huế 34.248 ha, thấp nhất là Đà Nẵng 3.293 ha.
Với đặc điểm địa hình, sông suối ngắn và dốc..., nên nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của vùng chủ yếu được lấy từ hệ thống các hồ chứa (mặt nước chuyên dùng) thông qua mạng lưới kênh dẫn và trạm bơm. Vì vậy, những năm qua nhiều công trình hồ chứa có quy mô lớn đã được đầu tư xây dựng (như hồ Truồi, hồ Việt An, hồ Phú Ninh, hồ Vạn Hội, hồ Đồng Tròn, hồ Định Bình…) làm cho diện tích loại đất này tăng rất mạnh với 36.876 ha (so với năm 1995), góp phần quan trọng trong việc cung cấp nước cũng như giảm lũ, hạn chế ngập lụt ở vùng đồng bằng…
Ngoài ra, toàn vùng còn có 173 ha đất phi nông nghiệp khác, phân bố nhiều nhất ở Quảng Nam 115 ha.