Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 1 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 92 - 95)

III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 1 Dự báo dân số đến năm 2010 và

3.1.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 1 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

3. Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng

3.1.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 1 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

3.1.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất của vùng theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, chuyên canh, phát huy ưu thế và tiềm năng hiện có phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phương; nâng cao độ an toàn của sản xuất, phòng chống lũ lụt, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác, tăng giá trị nông sản hàng hoá xuất khẩu. Áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất, tăng giá trị sản xuất từ 14 triệu đồng năm 2005 lên 17 - 18 triệu đồng vào năm 2010 và khoảng 30 - 40 triệu đồng vào năm 2020. Chú trọng giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo vệ hệ sinh thái, phát triển bền vững.

b. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Trong sản xuất nông nghiệp, từng bước chuyển đổi về quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của từng khu vực trong vùng, trong đó:

- Nhóm cây hàng năm: Duy trì ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa nước, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa nước còn lại sang trồng các loại cây hàng năm khác, đặc biệt là các cây nguyên liệu công nghiệp; giảm mạnh đất nương rẫy, mở rộng đất cỏ chăn nuôi.

- Nhóm cây lâu năm: Tiếp tục phát triển cây công nghiệp, mở rộng quy mô diện tích các loại cây như điều, dừa, cà phê; phát huy kết quả thí điểm trồng cây ca cao; khôi phục diện tích trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả đặc sản như thanh trà…

c. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, ngoài việc đầu tư cải tạo diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp, cần tập trung thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng mục tiêu an toàn lương thực và sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

* Đất trồng cây hàng năm:

- Đất trồng lúa: nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực của vùng trong thời kỳ từ nay đến năm 2010 cũng như đến năm 2020, dự kiến:

+ Đến năm 2010: Theo dự báo, dân số toàn vùng sẽ đạt ở mức 6,5 triệu người vào năm 2010, với bình quân lương thực đầu người đạt 300 - 330 kg (hiện trạng là 270 kg), dự kiến sản lượng lương thực toàn vùng phải đạt khoảng 2,0 - 2,1 triệu tấn, khi đó tổng diện tích đất lúa nước toàn vùng phải đạt khoảng 170 – 172 nghìn ha (tương ứng khoảng 300 - 320 nghìn ha gieo trồng, năng suất bình quân khoảng 50 tạ/ha) và có khoảng 103 - 105 nghìn ha gieo trồng ngô (năng suất khoảng 40 tạ/ha).

triệu người vào năm 2020, với bình quân lương thực đầu người đạt khoảng 350 kg, khi đó dự kiến toàn vùng cần khoảng 2,4 - 2,5 triệu tấn lương thực.

Để đáp ứng mục tiêu đó, với năng suất lúa bình quân dự kiến khoảng 55 - 60 tạ/ha, năng suất ngô khoảng 50 tạ/ha, dự báo toàn vùng cần khoảng 320 - 325 nghìn ha gieo trồng lúa nước và khoảng 100 - 110 nghìn ha gieo trồng ngô.

Ngoài ra, do tập quán canh tác lâu đời cũng như khả năng đầu tư cải tạo, nên trong thời gian tới trên địa bàn vùng vẫn duy trì một phần diện tích đất trồng lúa nương trên cơ sở canh tác bền vững có đầu tư thủy lợi để đáp ứng nhu cầu lương thực cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở đó, định hướng đến năm 2020, quy hoạch diện tích đất trồng lúa (xem biểu 02/ĐH/2020, 05/ĐH/2020 - phụ lục 2) trên địa bàn vùng được phân bổ như sau:

+ Về diện tích: Tổng diện tích đất trồng lúa đạt khoảng 179 - 180 nghìn ha vào năm 2010 và khoảng 175 - 176 nghìn ha vào năm 2020, trong đó:

> Đất trồng lúa nước: khoảng 172 nghìn ha vào năm 2010 với khoảng 149 nghìn ha đất chuyên trồng lúa nước và khoảng 170 nghìn ha vào năm 2020 với trên 150 nghìn ha đất chuyên trồng lúa nước (ruộng 2 vụ trở lên).

> Đất trồng lúa nương: diện tích đạt khoảng 7 nghìn ha vào năm 2010 và còn khoảng 5,2 nghìn ha vào năm 2020.

+ Về thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Trên cơ sở đầu tư phát triển mạnh hệ thống thủy lợi, dự kiến:

> Chuyển khoảng 5,4 nghìn ha đất ruộng 1 vụ lúa (đất trồng lúa nước còn lại) lên trồng 2 vụ (đất chuyên trồng lúa nước), trong đó giai đoạn 2006 - 2010 thực hiện chuyển khoảng 1,7 nghìn ha.

> Chuyển khoảng 2,7 nghìn ha đất trồng cây hàng năm còn lại sang trồng lúa (chuyển sang chuyên trồng lúa nước khoảng 2,4 ha), trong đó giai đoạn 2006 - 2010 thực hiện chuyển khoảng 0,5 nghìn ha.

+ Về khai hoang cải tạo: dự kiến sẽ khai thác cải tạo khoảng 1,6 nghìn đất chưa sử dụng đưa vào mở rộng diện tích trồng lúa, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 khai thác khoảng 1,4 nghìn ha.

- Đất trồng cây hàng năm khác còn lại: Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, loại đất này có xu hướng giảm do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp; tuy nhiên trong thời kỳ 2011- 2020 loại đất này có xu hướng tăng lên do việc khai thác triệt

để quỹ đất chưa sử dụng. Trong đó:

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: Nhằm phát triển mạnh ngành chăn nuôi, ngoài việc thay đổi cơ cấu giống con nuôi cần tiếp tục mở rộng diện tích đất đồng cỏ phục vụ cho chăn thả. Dự kiến đến năm 2010 toàn vùng có khoảng 940 ha đất đồng cỏ chăn nuôi và đạt diện tích trên 1.800 ha vào năm 2020.

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Ngoài cây ngô, dự kiến sẽ tiếp tục phát triển một số loại cây trồng khác như lạc, mía… với diện tích khoảng 162 nghìn ha vào năm 2020 (tăng khoảng 19 nghìn ha so với hiện nay).

Như vậy, đến năm 2020 toàn vùng có khoảng 165 nghìn ha đất trồng cây hàng năm khác (diện tích năm 2010 khoảng 132 nghìn ha).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 92 - 95)