BẢNG 11: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 1996

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 56 - 58)

II. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT

3 Đất chưa sử dụng 714.70 1.088.802 74.099 1.118.172 40

BẢNG 11: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 1996

THỜI KỲ 1996 - 2005

Đơn vị tính: ha

Đơn vị hành chính Diện tích Biến động tăng (+), giảm (-)

Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 1996-2000 2001-2005 1996-2005

Toàn vùng 348.165 390.846 430.407 +42.681 +39.561 +82.242

- Thừa Thiên Huế 52.152 57.095 51.899 +4.907 -5.160 -253- Đà Nẵng 1.907 12.170 9.312 -737 -2.859 -3.596 - Đà Nẵng 1.907 12.170 9.312 -737 -2.859 -3.596 - Quảng Nam 104.155 108.918 110.958 +4.763 +2.040 +6.803 - Quảng Ngãi 86.505 98.461 121.579 +11.956 +23.118 +35.074 - Bình Định 92.446 114.238 136.659 +21.792 +22.422 +44.214

Trong đất sản xuất nông nghiệp, đáng chú ý nhất là đất trồng lúa, bởi: Do điều kiện địa hình hẹp, dốc nên diện tích đất trồng lúa của vùng không lớn, chỉ chiếm 10,78% diện tích tự nhiên và chiếm 57,08% trong đất trồng cây

hàng năm với 190.701 ha, bao gồm 180.853 ha đất trồng lúa nước (với 150.867 ha đất chuyên trồng lúa nước) và 9.848 ha đất trồng lúa nương.

Mặc dù không phải là vùng trọng điểm lương thực nhưng sản xuất lúa của vùng đã có những bước phát triển đáng kể, bằng các biện pháp thuỷ lợi các tỉnh trong vùng đã khai thác hiệu quả đất đai để sản xuất lúa, mở rộng thêm 10.483 ha so với năm 1995 (bình quân mỗi năm tăng thêm 1.048 ha), tập trung vào giai đoạn 1996 - 2000 (tăng 9.724 ha), nâng bình quân lương thực có hạt từ 277 kg/người năm 1995 lên đạt 318 kg/người năm 2000, góp phần đưa sản lượng lương thực có hạt toàn vùng lên đạt 1.675,8 nghìn tấn, tăng gấp 1,13 lần so với năm 2000 và gấp 1,39 lần so với năm 1995, đảm bảo nhu cầu lương thực trong vùng và cung cấp một phần cho các tỉnh Tây Nguyên.

Ngoài ra, đối với các loại đất khác, tình hình sử dụng như sau:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: có diện tích 143.403 ha, chiếm 42,92% đất trồng cây hàng năm (chiếm 5,14% diện tích tự nhiên), trong đó hầu hết là diện tích đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm. Ngoại trừ thành phố Đà Nẵng, nhìn chung loại đất này phân bố không đều giữa các tỉnh, cao nhất là Quảng Ngãi 53.330 ha, thấp nhất là Thừa Thiên Huế 12.362 ha. Trong đó:

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: diện tích 739 ha, chiếm 0,22% diện tích đất trồng cây hàng năm và 0,04% diện tích đất nông nghiệp, giảm 2.837 ha so với năm 1995, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 có biến động tăng 569 ha. Nhìn chung loại đất này sử dụng chưa hiệu quả, gần 50% diện tích là bãi chăn thả tự nhiên (364 ha), đã hạn chế đến việc phát triển chăn nuôi gia súc trên địa bàn vùng (sản lượng gia súc giảm từ 188.616 tấn năm 2000 xuống còn 177.223 tấn năm 2005).

+ Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích 142.664 ha, chiếm 42,70% diện tích đất trồng cây hàng năm và 8,06% trong đất nông nghiệp, tăng 53.569 ha so với năm 1995, chủ yếu vào giai đoạn 2001 - 2005 (tăng 37.880 ha). Trong đó mặc dù diện tích lạc giảm từ 28.700 ha năm 2000 xuống còn 27.208 ha năm 2005 nhưng sản lượng vẫn tăng từ 38.400 tấn lên 45.523 tấn; trong khi diện tích mía giảm từ 29.500 ha xuống 14.161 ha, sản lượng giảm từ 1.216.400 tấn xuống còn 692.848 tấn.

- Đất trồng cây lâu năm: có 96.303 ha, chiếm 22,38% đất sản xuất nông nghiệp và 5,44% trong đất nông nghiệp, tăng 21.028 ha so với năm 1995, tập trung vào giai đoạn 1996 - 2000 (tăng 20.675 ha, chiếm 98,33% tổng diện tích tăng trong kỳ), bao gồm:

+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: diện tích 46.145 ha (tăng 23.417 ha so với năm 2000), chiếm tới 47,92% trong đất trồng cây lâu năm với điều

là loại cây chủ lực. Loại đất này phân bố ở tất cả các tỉnh thành trong vùng, song nhiều nhất ở tỉnh Bình Định (23.909 ha).

+ Đất trồng cây ăn quả: có 5.756 ha (tăng 3.027 ha so với năm 2000), chiếm 5,98% đất trồng cây lâu năm, tập trung nhiều ở Bình Định 2.240 ha, (chiếm 38,92%) và Quảng Nam 1.824 ha (chiếm 31,69%) bao gồm các loại cây trồng chính như xoài, nhãn, mãng cầu... Mặc dù đã hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung nhưng còn mang nặng tính tự phát, quy mô và chất lượng vườn cây còn thấp, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ dưới dạng tươi hoặc chế biến thủ công.

+ Đất trồng cây lâu năm khác: 44.402 ha (giảm 26.091 ha so với năm 2000), chiếm 46,11% đất trồng cây lâu năm và 10,32% trong đất nông nghiệp.

Nhìn chung, những năm qua sản xuất nông nghiệp của vùng đã đạt được những kết quả nhất định, diện tích đất trồng lúa nói chung và đất chuyên trồng lúa nước nói riêng được mở rộng là một thành tựu to lớn đối với dải đất miền Trung, không chỉ đảm bảo nhu cầu trong nội vùng mà còn cung cấp một phần cho Tây Nguyên. Tuy nhiên việc sử dụng đất nông nghiệp nhiều khu vực chưa thật sự hợp lý, hiệu quả kinh tế còn thấp, tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh trong vùng chưa được khai thác triệt để.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w