BẢNG 26: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CHUYÊN DÙNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 101 - 107)

III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 1 Dự báo dân số đến năm 2010 và

3. Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng

BẢNG 26: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CHUYÊN DÙNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ

Đơn vị Hiện trạng năm 2005 (1.000 ha) đến năm 2010 Định hướng

(1.000 ha)

Định hướng đến năm 2020

(1.000 ha)

Toàn vùng 9,7 14,3 17,3

- Thừa Thiên Huế 2,3 3,9 4,1

- Đà Nẵng 2,6 4,0 4,4

- Quảng Nam 2,2 3,0 3,9

- Quảng Ngãi 1,2 1,3 1,9

- Bình Định 1,4 2,1 3,0

3.2.3. Định hướng sử dụng đất chuyên dùng

Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và vùng KTTĐMT nói riêng, dự báo đất chuyên dùng ngày một tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, ưu tiên dành quỹ đất đáp ứng cho các mục đích chuyên dùng, trong đó tập trung phát triển mạnh cơ sở hạ tầng ban đầu vào giai đoạn 2006 - 2010, tạo đà phát triển cho thời kỳ 2011 - 2020.

BẢNG 26: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CHUYÊN DÙNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020

Đơn vị năm 2005 (1.000 ha)Hiện trạng

Định hướng đến năm 2010 (1.000 ha) Định hướng đến năm 2020 (1.000 ha) Toàn vùng 114,5 156,1 177,7

- Thừa Thiên Huế 16,1 23,9 32,2

- Đà Nẵng 38,3 43,0 45,7

- Quảng Ngãi 16,3 23,7 27,2

- Bình Định 22,3 29,7 32,6

a. Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp

* Định hướng phát triển: Tập trung phát huy các yếu tố thuận lợi, khai thác tốt các tiềm năng phát triển vốn có, khắc phục khó khăn, bất cập, khai thác một cách có hiệu quả các khu công nghiệp hiện có, đồng thời mở rộng và xây dựng mới một số khu công nghiệp trên cơ sở các quan điểm sau:

- Phát triển các khu công nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn, lấy hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và các địa phương. Đa dạng hóa hình thức hoạt động và hình thức đầu tư với phương châm tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế; giảm bớt đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Chú trọng thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các ngành có vốn đầu tư cao đối với những khu công nghiệp ở những thành phố cảng và vùng lân cận, đưa những ngành có vốn đầu tư thấp ra các khu vực xa đô thị và các tuyến trục giao thông. Ưu tiên phát triển tập trung vào các ngành: công nghiệp hoá chất; chế biến nông lâm thuỷ sản; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giầy và công nghiệp hàng tiêu dùng khác. Ngoài ra, cần chú ý phát triển một số các ngành công nghiệp chế tác trên cơ sở khai thác tiềm năng trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và nguồn nguyên liệu nhập từ ngoài vùng...

- Bố trí các khu công nghiệp phải gắn liền với việc phân bố lại dân cư và phát triển mạng lưới đô thị trong vùng, nên ra xa các trung tâm thành phố về các vùng đô thị vệ tinh và các vùng nông thôn; hình thành các khu công nghiệp mới dọc theo dải ven biển, gắn với sự phát triển của hệ thống cảng biển, các hành lang kinh tế, đặc biệt là các tuyến hành lang Đông - Tây; nghiên cứu hình thành một số khu gắn với trục đường Hồ Chí Minh.

* Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Tiếp tục kêu gọi đầu tư để lấp đầy và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng thời triển khai xây dựng hạ tầng của 9 khu công nghiệp tập trung mới đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó:

- Xây dựng các khu công nghiệp mới gồm: KCN Tứ Hạ, KCN Phong Thu (Thừa Thiên Huế); KCN Hòa Cầm 2, KCN Hòa Ninh (Đà Nẵng); KCN Thuận Yên, KCN Đông Quế Sơn (Quảng Nam); KCN Thổ Phong (Quảng

Ngãi); KCN Nhơn Hòa, KCN Hoà Hội (Bình Định).

- Mở rộng các khu công nghiệp hiện có, gồm: KCN Phú Bài, KCN Chân Mây (Thừa Thiên Huế); KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khương, KCN Hòa Sơn (Đà Nẵng); KCN Điện Nam - Điện Ngọc, KCN An Hòa - Nông Sơn, KCN Tam Anh - Núi Thành (Quảng Nam); KCN Tịnh Phong (Quảng Ngãi); KCN Long Mỹ (Bình Định).

Ngoài ra, tiếp tục hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp địa phương trên địa bàn các tỉnh trong toàn vùng.

Để đáp ứng các mục tiêu nêu trên, dự kiến diện tích đất dành cho khu công nghiệp của vùng trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 19,5 nghìn ha và đạt trên 22 nghìn ha vào năm 2020; trong đó đến năm 2010 đạt khoảng 17,7 nghìn ha, tăng khoảng 15 nghìn ha so với năm 2005, góp phần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (xem biểu 03/ĐH/2020, 06/ĐH/2020 - phụ lục 2).

b. Định hướng sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh

* Định hướng phát triển: Xây dựng vùng KTTĐMT trở thành vùng có nhiều trung tâm dịch vụ phát triển phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các địa phương trong vùng và hội nhập quốc tế có hiệu quả:

- Đẩy nhanh sự phát triển của các khu kinh tế đã được thành lập như Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây- Lăng Cô; phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu đất liền, các khu vực dịch vụ có nhiều tiềm năng như du lịch, dịch vụ cảng biển, vận tải biển, hàng hải quốc tế.

- Đa dạng hoá chủng loại, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của các loại hình dịch vụ; chú trọng dịch vụ tài chính, ngân hàng ở các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển, sân bay và các thành phố của vùng; đẩy mạnh dịch vụ nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, hình thành “vành đai kinh tế - xã hội” với các khu kinh tế cửa khẩu làm hạt nhân phát triển dịch vụ, du lịch trên cơ sở chính sách thương mại và xuất nhập khẩu.

- Đầu tư nâng cấp, đẩy mạnh vai trò của các trung tâm thương mại hiện có ở các thành phố như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn; phát triển hệ thống chợ, hoàn chỉnh mạng lưới thương mại nội địa; hình thành các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và các vùng phụ cận, khai thác lợi thế du lịch để phát triển hiệu quả các loại hình dịch vụ.

* Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

sản xuất kinh doanh của vùng trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 14,3 nghìn ha và đạt trên 18,6 nghìn ha vào năm 2020; trong đó đến năm 2010 đạt khoảng 12,7 nghìn ha, tăng 8,3 nghìn ha trong giai đoạn 2006 - 2010.

c. Định hướng sử dụng đất giao thông

* Định hướng phát triển: Ưu tiên đầu tư phát triển trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội:

- Tập trung đầu tư và hiện đại hoá đối với các công trình giao thông trọng điểm có tính đột phá, có vai trò động lực; phát triển giao thông theo hướng hiện đại, trước hết là hàng không và hàng hải, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.

- Đến năm 2020, hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ bảo đảm 100% quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ đạt đúng cấp kỹ thuật. Chú trọng mạng lưới giao thông nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đảm bảo cho xe cơ giới tới tất cả các xã và thôn bản.

- Xây dựng 5 tuyến đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quan trọng như: La Sơn - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Quảng Ngãi - Nha Trang, Quy Nhơn - Plâyku, Quy Nhơn - Gia Lai.

- Cải tạo nâng cấp cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt công suất 10 triệu khách/năm, sân bay Phú Bài trở thành cảng hàng không quốc tế, các sân bay nội địa Chu Lai, Phù Cát đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Mở rộng, nâng cấp hệ thống cảng biển Chân Mây, Kỳ Hà, cụm cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn - Nhơn Hội; phát triển hệ thống giao thông thuỷ…

* Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Với mục tiêu nêu trên, định hướng bố trí quỹ đất giao thông của vùng tăng thêm khoảng 17 nghìn ha trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng khoảng 8,6 nghìn ha.

Như vậy, dự kiến đến năm 2010 diện tích đất giao thông toàn vùng đạt khoảng 40,4 nghìn ha và đến 2020 khoảng 48,6 nghìn ha.

d. Định hướng sử dụng đất thuỷ lợi

* Định hướng phát triển: Ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ lợi với nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết, hạn chế lũ chính; nâng cao năng lực cung cấp nước cho sản xuất:

mương, trạm bơm, đập dâng hiện có; hoàn thiện hệ thống bờ bao chống lũ, chống xói lở bờ sông; chú trọng xây dựng các công trình vừa và nhỏ ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cát ven biển; xây dựng các công trình lớn ở thượng nguồn để cấp nước cho sản xuất sinh hoạt.

- Tập trung vốn đầu tư hoàn thành cơ bản các công trình đang xây dựng theo hướng đồng bộ, dứt điểm để nhanh chóng phát huy hiệu quả năng lực công trình; xây dựng công trình thuỷ lợi gắn với xây dựng đồng ruộng ở những vùng trọng điểm có điều kiện mở rộng diện tích lúa nước.

- Xây dựng mới những công trình cấp bách nhằm đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản xuất và cuộc sống xã hội.

* Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Trên cơ sở định hướng phát triển, để đáp ứng được mục tiêu của ngành cũng như yêu cầu cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, dự kiến:

- Đến năm 2010 toàn vùng có khoảng 18,2 nghìn ha đất thủy lợi, nâng tỷ lệ đất thuỷ lợi/ diện tích canh tác toàn vùng lên đạt 5,8 - 6,0% và tỷ lệ đất thuỷ lợi/ diện tích đất trồng lúa đạt 10 - 11% (gấp 1,2 lần lần so với hiện nay).

- Đến năm 2020, nhằm đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng vụ và khai hoang đồng ruộng, đảm bảo yêu cầu tưới tiêu chủ động để sản xuất ổn định, dự kiến diện tích đất thuỷ lợi/ diện tích canh tác đạt khoảng 6,5 - 7,0% và 11% so với diện tích đất trồng lúa; khi đó đất thuỷ lợi của vùng đạt khoảng 19,2 nghìn ha.

e. Định hướng sử dụng đất mặt nước chuyên dùng

* Định hướng phát triển: Trên cơ sở độ dốc, độ cao của địa hình cũng như sự phong phú về nguồn nước mặt, phát triển mạnh hệ thống các hồ chứa nước ở khu vực phía Tây của vùng nhằm đáp ứng đa mục tiêu: cấp điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; kết hợp nuôi trồng thủy sản; chỉnh trị dòng chảy giảm nhẹ lũ, bảo vệ môi trường sinh thái vùng hạ du.

* Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, dự kiến sẽ đầu tư xây dựng một số công trình hồ chứa lớn như: Hoà Trung, Lộ Trào (Đà Nẵng), Nước Trong, Trà Câu (Quảng Ngãi), Định Bình (Bình Định); các hồ thuỷ điện có: A Vương, Sông Tranh (Quảng Nam), Đak Đrinh (Quảng Ngãi), Đồng Mót (Bình Định),...

Dự kiến quỹ đất tăng thêm để bố trí cho các công trình trên khoảng 27.000 ha (giai đoạn 2006 - 2010 tăng khoảng 21.000 ha). Đến năm 2020,

toàn vùng có khoảng 75 nghìn ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, trong đó đến năm 2010 đạt khoảng 70 nghìn ha.

f. Định hướng sử dụng đất các lĩnh vực xã hội hoá * Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

- Định hướng phát triển: Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về quy mô diện tích đất theo các cấp học; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị; nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo yêu cầu công tác xã hội hoá giáo dục:

+ Mở rộng quy mô, nâng cao tỷ lệ tiếp nhận trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 80 - 85% vào năm 2010 và trên 95% vào năm 2020; cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 và phổ cập trung học cho đối tượng quy định vào năm 2020.

+ Đến năm 2010 có 50% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và cơ bản 100% vào năm 2020; ít nhất mỗi 1 khu kinh tế, 1 huyện phải có 1 trường dạy nghề; xây dựng một số trường cao đẳng dạy nghề (tại Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Qui Nhơn), xây dựng và mở rộng một số trường Đại học (tại Quảng Nam, Quảng Ngãi)…

- Định hướng sử dụng đất: Với định mức bình quân đất cơ sở giáo dục dự kiến khoảng 6 m2/người, theo dự báo trong thời kỳ 2006 - 2020, quỹ đất này sẽ tăng thêm khoảng 1,7 nghìn ha (giai đoạn 2006 - 2010 tăng thêm khoảng 1,3 nghìn ha) và đến năm 2020 toàn vùng có khoảng 4,5 nghìn ha đất cơ sở giáo dục (năm 2010 khoảng 4 nghìn ha).

* Đất cơ sở y tế

- Định hướng phát triển: Hoàn thiện mạng lưới cơ sở vật chất y tế từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo yêu cầu công tác xã hội hoá y tế:

+ Củng cố và phát triển hệ thống trạm y tế, bệnh viện: mỗi xã có 1 trạm y tế; mỗi khu vực cụm dân cư huyện, liên huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện hoặc đa khoa khu vực; mỗi tỉnh, thành phố có 1 bệnh viện đa khoa trung tâm cấp tỉnh; nâng cấp và hiện đại hoá mạng lưới y tế dự phòng từ huyện đến xã.

+ Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về diện tích với định mức 0,80 - 1,35 m2/người dân.

- Định hướng sử dụng đất: Để đáp ứng được mục tiêu nêu trên, dự kiến cả thời kỳ 2006 - 2020, đất dành cho cơ sở y tế của vùng tăng thêm khoảng 330 ha và đạt diện tích khoảng 740 ha vào năm 2020, trong đó năm 2010 có khoảng 700 ha, tăng thêm khoảng 290 ha so với hiện nay.

- Định hướng phát triển: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển mạng lưới thiết chế cơ sở văn hoá - thông tin cơ sở, đẩy mạnh xây dựng các bưu điện văn hoá, ưu tiên các công trình có ý nghĩa trọng điểm, đảm bảo cho các hoạt động văn hóa phát triển với định mức bình quân từ 0,74 - 1,23 m2/người dân nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xã hội hóa.

- Định hướng sử dụng đất: Trước thực trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, khó khăn về địa điểm hoạt động, dự kiến trong những năm tới sẽ ưu tiên dành quỹ đất thỏa đáng cho các hoạt động văn hóa phát triển. Đến năm 2010 và 2020 toàn vùng có khoảng 2 nghìn ha đất cơ sở văn hóa (bình quân tương ứng đạt khoảng 3 m2/người và khoảng 2,8 m2/người).

* Đất cơ sở thể dục - thể thao

- Định hướng phát triển: Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động thể thao; đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng và từng bước hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao; phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về quy mô diện tích đất với định mức bình quân từ 2,62 - 3,37 m2 đất thể dục thể thao/người dân.

- Định hướng sử dụng đất: Để đáp ứng mục tiêu trên, dự kiến trong 15 năm tới quỹ đất dành cho thể dục - thể thao toàn vùng sẽ tăng thêm khoảng 1.400 ha và đạt trên 2,3 nghìn ha vào năm 2020, trong đó giai đoạn 5 năm đầu sẽ tăng khoảng 1.200 ha, đạt khoảng 2,2 nghìn ha vào năm 2010 (bình quân 3 m2/người).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w