- Công nghiệp và xây dựng 96.913 142.621 157.808 10,
2. Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,00 100,00 100,
BẢNG 5: SẢN LƯỢNG, CƠ CẤU THUỶ SẢN QUA CÁC NĂM
Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Sản lượng toàn vùng (tấn) 154.761 230.656 322.537 - Khai thác 150.979 222.537 303.504 - Nuôi trồng 3.782 8.119 19.033 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 - Khai thác 97,56 96,48 94,10 - Nuôi trồng 2,44 3,52 5,90 Tỷ trọng so với cả nước (%) 9,77 10,24 9,40 - Khai thác 12,63 13,40 15,21 - Nuôi trồng 0,97 1,38 1,32
Ngoài ra, trên địa bàn vùng còn có hoạt động sản xuất diêm nghiệp, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định; tuy nhiên quy mô diện tích sản xuất có xu hướng giảm do chuyển đổi sang phát triển nuôi tôm. Phần diện tích còn lại hiện nay nhìn chung đang được khai thác hiệu quả, chất lượng muối tốt, được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.
* Nhận xét chung:
- Những thành tựu đạt được: Trong những năm qua nền kinh tế nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐMT đã đạt được những kết quả nhất định:
+ Tuy có điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng đến nay sản xuất nông nghiệp của vùng phát triển khá ổn định, đảm bảo nhu cầu lương thực và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Việc quản lý, bảo vệ và từng bước khai thác hiệu quả, hợp lý vốn rừng không những góp phần phát triển bền vững mà còn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển đa dạng cơ cấu nền kinh tế.
+ Tiềm năng, lợi thế biển và ven biển đã được phát huy hiệu quả, dần đưa kinh tế thuỷ sản trở thành ngành sản xuất chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đóng góp quan trọng trong tích luỹ nội bộ và giá trị xuất khẩu.
+ Sản xuất nông nghiệp còn ở quy mô nhỏ và phân tán; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường không cao; chưa hình thành các mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ thích ứng với cơ chế thị trường.
+ Thiếu sự đầu tư đồng bộ trong sản xuất (đặc biệt là vấn đề thuỷ lợi), gây khó khăn trong việc thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
+ Việc phát triển kinh tế rừng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế; khoa học kỹ thuật lâm nghiệp chưa phát triển tương xứng với thế mạnh lâm nghiệp của vùng; thiết bị, công nghệ chế biến lâm sản còn lạc hậu.
+ Vấn đề dân trí, tình trạng nghèo đói và sức ép cơ chế thị trường đã làm thu hẹp diện tích, giảm chất lượng rừng; giá trị gián tiếp, phi vật thể của rừng chưa được quan tâm; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp xã hội.
+ Phát triển thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh và thiếu tính bền vững, nhiều khu vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản tự phát đã và đang dần huỷ hoại sự đa dạng sinh học ven biển.