Giải pháp về xã hộ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 161 - 162)

V. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

5.Giải pháp về xã hộ

- Thực hiện những biện pháp phân phối lại thu nhập; ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở hạ tầng cho các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... nhằm thu hẹp nhanh khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm, tầng lớp dân cư, phân hóa giàu nghèo trong nông thôn.

- Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình, dự án. Trên cơ sở vận dụng các quy định hiện hành, thực hiện việc cho các đối tượng di dời, giải tỏa được trả chậm tiền đất, thưởng cho các hộ chấp hành tốt tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương.

- Cần có kế hoạch cụ thể, giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn, tạo nghề cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất.

- Thực hiện các giải pháp phát triển và hỗ trợ phát triển khu vực miền núi vùng KTTĐMT:

+ Phát huy cao nhất thế mạnh của từng khu vực, đặc biệt là chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội. Cơ cấu phát triển ngành nghề và lĩnh vực phải phù hợp với đặc thù của từng vùng.

Từ nay đến năm 2010 cần tạo tiền đề vật chất cần thiết để chuyển dần nền kinh tế sang sản xuất hàng hoá với khối lượng và chất lượng cao; ổn định đời sống vật chất và tinh thần cư dân, đặc biệt là khu vực đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

Đồng thời cần thiết phải tạo ra những khâu then chốt, đầu tư có trọng điểm vào các đô thị hạt nhân, các lãnh thổ thuận lợi hơn như việc hình thành các khu công nghiệp tập trung ở các nơi có điều kiện mặt bằng, thuận lợi về cấp điện, nước để toàn lãnh thổ có bước phát triển nhanh hơn; thu hẹp dần các lãnh thổ khó khăn.

Phát triển khu vực miền núi trong thế liên kết trao đổi hỗ trợ với đồng bằng ven biển. Tập trung phát triển những ngành cung cấp nguyên liệu và sản

phẩm cho xuất khẩu và cho các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng ven biển. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, quan tâm đến vấn đề đào tạo giáo dục con người để tiếp thu những công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ vùng ven biển và thế giới.

+ Nhà nước phải tiếp tục điều tiết, hỗ trợ nhiều cho khu vực này trong

đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, cấp điện, cấp nước; hỗ trợ vốn, trợ giá vật tư nông sản, miễn phí học tập và dịch vụ y tế. Thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm và hướng dẫn nhân dân phát triển hàng hoá phù hợp với điều kiện sinh thái từng nơi. Có những vùng phải quan tâm trước và giải quyết hỗ trợ bằng các chính sách xã hội, các chính sách khuyến khích sản xuất. Cùng với hỗ trợ, Nhà nước cần điều tiết thu nhập của những vùng lãnh thổ phát triển, kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ, các nghiệp đoàn... để hỗ trợ đầu tư cho những vùng này để đến năm 2010 thu hẹp bớt diện tích vùng khó khăn.

+ Định canh định cư là bước đi ban đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội miền núi. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, sắp xếp lại đời sống dân cư đi vào ổn định đời sống và sản xuất có hiệu quả nhất. Chuẩn bị tiền đề từng bước phát triển hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, miền núi vào những kế hoạch tiếp theo. Định canh định cư phải được tiến hành đồng bộ với các chương trình kinh tế, chính sách xã hội, kết hợp với phát triển các vùng kinh tế mới.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 161 - 162)