Định hướng phát triển các công trình trọng điểm mang ý nghĩa kết nối toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 87 - 92)

III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 1 Dự báo dân số đến năm 2010 và

2. Định hướng phát triển các công trình trọng điểm mang ý nghĩa kết nối toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế

toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế

Để đáp ứng được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, xây dựng vùng KTTĐMT trở thành khu vực phát triển năng động trong giao lưu hợp tác quốc tế…, dự kiến trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 trên địa bàn vùng sẽ hình thành và phát triển một số công trình trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội với vai trò, ý nghĩa tạo mối liên kết, kết nối trong toàn vùng cũng như liên vùng và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:

2.1. Các công trình hạ tầng kinh tế

a. Các khu kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng các khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, Chân Mây - Lăng Cô, Nhơn Hội để sau năm 2010 các khu kinh tế này từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng, trong đó:

* Khu kinh tế mở Chu Lai (quy mô 27.040 ha):

- Xây dựng và phát triển nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, phù hợp các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Phát triển theo mô hình "khu trong khu" bao gồm các khu vực chủ yếu là khu thương mại tự do gắn với một phần cảng Kỳ Hà. Hoạt động của khu này gồm các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hoá, các hoạt động dịch vụ, xúc tiến thương mại; các khu công nghiệp; các khu giải trí đặc biệt, khu vực dành cho du lịch; khu dân cư hành chính.

- Định hướng sử dụng đất:

Các khu chức năng Năm 2010 Năm 2020

+ Đất khu phi thuế quan: 1.657 ha 1.657 ha + Đất xây dựng các khu công nghiệp, khu

chế xuất, khu công nghệ cao:

+ Đất các khu du lịch: 1.700 ha 2.100 ha + Đất trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học: 295 ha

+ Đất xây dựng đô thị: 1.800 ha 5.245 ha

+ Đất giao thông đối ngoại, liên khu vực: 500 ha 940 ha + Các loại đất khác còn lại: 20.598 ha 13.803 ha

Tổng cộng 27.040 ha 27.040 ha

* Khu kinh tế Dung Quất (quy mô 10.300 ha):

- Xây dựng và phát triển trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện.

- Phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất. Từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container...; sản xuất hàng tiêu dùng.

- Định hướng sử dụng đất:

Các khu chức năng Năm 2010 Năm 2015

+ Đất khu bảo thuế v khu à phi thuế quan: 288 ha 480 ha + Đất xây dựng công nghiệp: 1.873 ha 2.247 ha

+ Đất du lịch sinh thái: 388 ha 692 ha + Đất xây dựng cảng: 118 ha 212 ha + Đất đô thị: 428 ha 888 ha + Đất hạ tầng giao thông: 613 ha 622 ha + Các loại đất khác còn lại: 6.592 ha 5.159 ha Tổng cộng 10.300 ha 10.300 ha

* Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (quy mô 27.108 ha):

- Tập trung phát triển khu vực thương mại Chân Mây có diện tích khoảng 1.000 ha gắn với phát triển cảng Chân Mây theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại.

- Xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ như dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng và các ngành nghề khác với trình độ và văn minh thương mại cao.

* Khu kinh tế Nhơn Hội (quy mô 12.000 ha):

- Phát triển thành khu kinh tế tổng hợp, tạo thêm động lực với vị trí hạt nhân làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT.

- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, hoá dầu, điện tử và vật liệu điện, công nghiệp dệt, da, may mặc xuất khẩu, xây dựng tổng kho trung chuyển...

b. Các khu công nghiệp: Hình thành và phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung trong các khu kinh tế, các khu công nghiệp theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:

- Phát triển các khu công nghiệp gắn liền với các khu kinh tế như: khu công nghiệp Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội.

- Xây dựng các khu công nghiệp Tứ Hạ, Phong Thu (Thừa Thiên Huế); Hòa Cầm 2, Hòa Ninh (Đà Nẵng); Thuận Yên, Đông Quế Sơn (Quảng Nam); Thổ Phong (Quảng Ngãi); Nhơn Hòa, KCN Hoà Hội (Bình Định).

c. Các trung tâm thương mại:

- Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng thương mại, dịch vụ và giao dịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là cửa ngõ cho phát triển hành lang Đông - Tây.

- Phát triển các trung tâm thương mại gắn với sự phát triển của các khu kinh tế, trong đó trước mắt tập trung phát triển khu vực thương mại Chân Mây.

d. Các trung tâm du lịch:

- Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, các điểm giàu tính lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế chủ lực. Sớm hình thành các khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước làm trọng điểm phát triển du lịch trong khu vực góp phần hình thành trung tâm dịch vụ lớn của khu vực và cả nước.

- Hình thành mạng lưới không gian du lịch trong vùng gắn với các tuyến du lịch của hành lang Đông - Tây và của cả nước, kết nối với các nước trong khu vực và thế giới, trong đó:

+ Từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi: khai thác thế mạnh các di sản văn hóa - lịch sử, di sản thiên thiên, đặc biệt là những cảnh quan thiên nhiên ở dải ven biển gắn với các di sản thế giới.

An gắn kết với các điểm du lịch nổi tiếng của các vùng khác như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt (Lâm Đồng), Quê Bác, Cửa Lò (Nghệ An)... tạo thành các tuyến du lịch liên vùng...

2.2. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

a. Hệ thống giao thông:

- Giao thông đường bộ: phát triển giao thông thông suốt, thuận lợi, gắn kết vùng KTTĐMT với các vùng, các địa phương trong cả nước, giữa các tỉnh trong vùng; đường nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị ven biển với các huyện phía Tây và với đường Hồ Chí Minh. Đảm bảo kết nối giao thông đường bộ giữa vùng KTTĐMT với các quốc gia trong khu vực trong chương trình phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Trong đó gồm:

+ Tuyến đường ngang nối từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A, qua Trà My (Quảng Nam), xuống Tam Kỳ và qua Trà Bồng (Quảng Ngãi) xuống khu kinh tế Dung Quất.

+ Tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) - đi Lâm Đồng.

+ Các tuyến đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Nha Trang, Quy Nhơn - Plâyku, Quy Nhơn - Gia Lai.

+ Đường 19 và các tuyến đường ngang từ đường 19 nối với các khu công nghiệp, các vùng nông nghiệp và khu dịch vụ.

- Giao thông đường sắt: nâng cấp và đưa các đoạn đường sắt Thống nhất chạy qua các thị xã, thành phố ra bên ngoài song song với các đường bộ. Xây dựng các cầu vượt, cầu dân sinh ở các đoạn có đường bộ cắt ngang đường sắt. Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống ga đường sắt trên địa bàn. Đầu tư các tuyến đường sắt chuyên dụng gắn các cảng biển với hệ thống đường sắt quốc gia.

- Giao thông hàng không: nâng cấp sân bay Đà Nẵng thực sự xứng đáng thành cảng hàng không quốc tế; sân bay Phú Bài từng bước trở thành cảng hàng không quốc tế; sân bay Chu Lai trước mắt là cầu giao thương cho phát triển của các khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất, lâu dài xây dựng thành sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và khu vực.

b. Hệ thống cảng biển:

Phát triển hệ thống cảng biển cùng với hệ thống hạ tầng khác trong vùng KTTĐMT, trong đó tiếp tục đẩy nhanh việc nâng cấp cảng Tiên Sa, Chân Mây, Kỳ Hà, cụm cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn - Nhơn Hội - là điều kiện quan trọng để đảm bảo phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, khu

kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội cũng như đảm bảo phát triển thành công khu khuyến khích phát triển thương mại Chân Mây, tạo những hạt nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh nói riêng và toàn vùng nói chung.

c. Hệ thống cấp điện:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống truyền tải điện, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng, trong đó:

- Đầu tư xây dựng các tuyến trục 220 KV Đà Nẵng - Dung Quất, Đà Nẵng - Thành Mỹ; xây dựng đường dây 500 KV Đà Nẵng - Dung Quất - Plâyku.

- Triển khai đầu tư xây dựng thuỷ điện Dakring 100 MW; thuỷ điện Dakre 30 MW, thuỷ điện Nước Trong 10 MW. Triển khai xây dựng một số nhà máy thuỷ điện độc lập nằm trên thượng nguồn sông Trà Khúc.

d. Hệ thống cấp, thoát nước và thủy lợi:

- Hoàn thành dứt điểm, đúng tiến độ các dự án cấp nước đô thị, các dự án thoát nước ở Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn và Quảng Ngãi; các dự án cấp nước cho các khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Hoàn thành các dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi chống lũ; phát triển các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ như hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế); Hoà Trung, Lộ Trào (Đà Nẵng); A Vương, Phú Ninh (Quảng Nam); Nước Trong, Trà Câu, Thạch Nham (Quảng Ngãi); Đồng Mót (Bình Định)...

e. Hệ thống giáo dục đào tạo:

- Xây dựng một số trường cao đẳng dạy nghề gắn với các khu kinh tế (Chu Lai, Dung Quất…) và tại các thành phố lớn (Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn).

- Xây dựng và mở rộng một số trường Đại học tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, trước hết là Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế hội tụ đủ các tiêu chí cửa trường đại học có đẳng cấp trong khu vực và là những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của vùng.

2.3. Hệ thống các đô thị

Đẩy mạnh phát triển hệ thống các đô thị để hình thành chuỗi đô thị liên hoàn trong toàn vùng gồm: Chân Mây + Huế - Đà Nẵng - Chu Lai + Tam Kỳ + Điện Nam Điện Ngọc - Quảng Ngãi + Vạn Tường - Quy Nhơn + Nhơn Hội; cùng với các công trình liên tỉnh, liên vùng như đã nêu ở trên (đặc biệt là hệ thống giao thông) - đây chính là động lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội của vùng. Trong đó:

a. Thành phố Đà Nẵng: Phát triển trở thành thành phố biển với vai trò là:

- Trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của cả khu vực miền Trung; thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng (cảng biển, sân bay quốc tế, giao thông xuyên Việt, xuyên Á) về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung, Tây Nguyên và các nước khu vực sông Mê Kông.

- Trung tâm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp; trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung; trung tâm văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung; một trong những địa bàn giữ vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

b. Thành phố Huế và các đô thị khác: Xây dựng trở thành thành phố Festival, thành phố du lịch, trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học, đào tạo và y tế đa ngành chất lượng cao của vùng; phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị trung tâm phía Nam của vùng và các đô thị Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi theo hướng hình thành các trung tâm đô thị hiện đại, văn minh.

c. Xây dựng và phát triển các đô thị mới: gắn liền với sự phát triển của các khu kinh tế như thành phố Chân Mây, Chu Lai, Vạn Tường, Nhơn Hội và đô thị Điện Nam - Điện Ngọc gắn với khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.

Việc bố trí các công trình trọng điểm nêu trên sẽ là động lực quan trọng mang tính đột phá trong quá trình phát triển của vùng, không chỉ kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong nội vùng để phát triển kinh tế - xã hội mà còn tạo mối gắn kết khu vực vùng KTTĐMT với các vùng lân cận, góp phần thực hiện chương trình hành lang Đông - Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Cùng với các công trình trọng điểm nêu trên, đối với các công trình, dự án khác, việc định hướng bố trí phân bổ quỹ đất sẽ được tính toán, phân loại và sắp xếp trên cơ sở mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w