I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐA
3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính
chính, lập bản đồ hành chính
Theo quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ, vùng KTTĐMT gồm 4 tỉnh, thành phố là : Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đến năm 2003, quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, toàn vùng có 2.788.403 ha đất tự nhiên, được quản lý theo 5 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 57 đơn vị hành chính cấp huyện và 712 đơn vị hành chính cấp xã. Địa giới hành chính giữa vùng với các khu vực xung quanh, giữa các tỉnh, các huyện, các xã trong vùng cơ bản được xác định rõ ràng, làm cơ sở cho chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý hành chính, quản lý đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn sự tranh chấp địa giới giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum (giữa các huyện). Hiện nay 100% các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện trong vùng đã xây dựng được bản đồ hành chính với tỷ lệ tương ứng 1/100.000 và 1/50.000, phục vụ các yêu cầu chung trên địa bàn vùng.
3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính chính
* Về công tác đánh giá, phân hạng đất:
Thực hiện Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ về phân hạng đất, phần lớn đất sản xuất nông nghiệp ổn định trên địa bàn các tỉnh trong vùng đã được đánh giá phân hạng. Tuy nhiên, việc đánh giá phân hạng đất chủ yếu dựa vào các tài liệu bản đồ đất được xây dựng từ những năm trước theo phát sinh học như: bản đồ đất thành phố Đà Nẵng tỷ lệ 1/100.000 xây dựng năm 1978, bản đồ đất tỉnh Quảng Nam tỷ lệ 1/100.000 xây dựng
năm 1978…
Gần đây, một số tỉnh đã tiến hành đánh giá đất trên cơ sở bản đồ đất được chuyển đổi theo hệ thống phân loại của FAO như Quảng Ngãi (tỷ lệ 1/50.000), Bình Định (tỷ lệ 1/100.000)… tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, phục vụ cho công tác của ngành (đền bù, tính thuế...).
Bên cạnh đó, hiện nay toàn bộ các tỉnh trong vùng đều đã ban hành bảng giá đất áp dụng trên địa bàn từng tỉnh, thực sự đáp ứng nhu cầu của công tác giao đất, cho thuê đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất; đặc biệt là công tác thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ...
* Về công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính:
Nhìn chung công tác điều tra, đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được các tỉnh trong vùng quan tâm, triển khai. Đến nay kết quả đạt được như sau:
- Tỉnh Thừa Thiên Huế: đã đo đạc lập bản đồ địa chính được 49/150 xã, phường, thị trấn; còn 101 xã còn lại sử dụng bản đồ giải thửa lập theo chỉ thị 299/TTg và các loại bản đồ khác.
- Thành phố Đà Nẵng: hoàn thành đo đạc và lập bản đồ địa chính với tổng diện tích đo vẽ là 30.126 ha; đo đạc lập hồ sơ phục vụ công tác giao đất, thu hồi đất với tổng diện tích đo vẽ 12.521 ha, đo chỉnh lý biến động cho 863 ha, đo đất lâm nghiệp phục vụ giao rừng với diện tích 14.166 ha.
- Tỉnh Quảng Nam: có 45/98 đơn vị cấp xã được đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy với diện tích 35.881 ha và 41/136 xã thuộc các huyện miền núi lập bản đồ trích đo hiện trạng đất nông nghiệp với diện tích 3.516 ha; xây dựng được 1.789 điểm khống chế địa chính cấp I và II...
- Tỉnh Quảng Ngãi: đã đo đạc lập bản đồ địa chính được 94/180 xã, phường, thị trấn với diện tích 295.351 ha; trong đó bản đồ tỷ lệ 1/500 có diện tích đo vẽ 604 ha, tỷ lệ 1/1000 diện tích 3.459 ha, tỷ lệ 1/2000 diện tích 113.186 ha, tỷ lệ 1/5000 diện tích 178.102 ha.
- Tỉnh Bình Định: Về cơ bản đã hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính cho các đơn vị cấp xã, phường bổ sung và thay thế cho bản đồ giải thửa, phục vụ tốt cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...