Đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 120 - 126)

IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 1 Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm

3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (theo phương án

3.1.1. Đất nông nghiệp

Theo quy hoạch đến năm 2010, tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của vùng KTTĐMT là 1.971.805 ha, chiếm 70,71% diện tích tự nhiên, thực tăng 202.816 ha so với năm 2005, trong đó có sự chu chuyển (xem biểu 12/QH/2010):

- Tăng 250.251 ha, chủ yếu do cải tạo đất chưa sử dụng (249.437 ha) và một phần được lấy từ đất phi nông nghiệp (814 ha).

- Giảm 47.435 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

a. Đất sản xuất nông nghiệp

Đến năm 2010 toàn vùng có 420.847 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 15,09% TDTTN), giảm 9.560 ha so với năm 2005, trong đó có sự chu chuyển:

- Tăng 27.496 ha, trong đó do khai hoang cải tạo đất chưa sử dụng 23.343 ha, chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang 3.681 ha, cải tạo từ một số loại đất nông nghiệp khác 472 ha.

- Giảm 37.056 ha do chuyển sang các loại đất:

+ Đất phi nông nghiệp: 20.193 ha, trong đó đất ở 3.680 ha, chuyên dùng 13.905 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 5 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 59 ha, đất mặt nước chuyên dùng 2.387 ha, đất phi nông nghiệp khác 157 ha.

+ Đất lâm nghiệp 14.865 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.979 ha và đất nông nghiệp khác 19 ha.

Theo quy hoạch, đất sản xuất nông nghiệp được phân bố trên địa bàn các tỉnh, thành phố như sau:

- Thừa Thiên Huế: 56.069 ha, chiếm 13,32% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn vùng, thực tăng 4.170 ha so với năm 2005.

- Đà Nẵng: 7.934 ha, chiếm 1,89%, giảm 1.378 ha so với năm 2005. - Quảng Nam: 111.966 ha, chiếm 26,60%, tăng 1.008 ha so với năm 2005.

- Quảng Ngãi: 118.500 ha, chiếm 28,16%, giảm 3.079 ha so với năm 2005. - Bình Định: 126.378 ha, chiếm 30,03%, giảm 10.281 ha so với năm 2005.

* Đất trồng cây hàng năm

- Cải tạo từ đất chưa sử dụng 13.296 ha.

- Chuyển đổi từ đất lâm nghiệp 889 ha và đất nông nghiệp khác 472 ha. Đồng thời giảm đi 33.312 ha do:

- Đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp 14.351 ha.

- Chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 6.098 ha, phát triển lâm nghiệp 14.865 ha, nuôi trồng thủy sản 1.979 ha và đất nông nghiệp khác 19 ha.

Đến năm 2010 toàn vùng có 311.459 ha đất trồng cây hàng năm (chiếm 11,17% TDTTN), thực giảm 22.645 ha so với năm 2005, trong đó: Thừa Thiên Huế 42.683 ha, Đà Nẵng 6.652 ha, Quảng Nam 84.012 ha, Quảng Ngãi 95.282 ha và Bình Định 82.830 ha (xem biểu 02/QH/2010, 05/QH/2010).

- Đất trồng lúa:

Trên cơ sở nâng cấp, phát triển hệ thống thủy lợi, quy hoạch các hồ chứa đập dâng nước với các công trình trọng điểm như Thảo Long, Tả Trạch, Bình Điền (Thừa Thiên Huế); An Trạch, Đồng Nghệ, Hoà Trung, Lộ Trào (Đà Nẵng); Phú Vinh, Việt An, A Vương, Phú Ninh (Quảng Nam)…, dự kiến:

+ Cải tạo 1.499 ha đất chưa sử dụng đưa vào trồng lúa.

+ Chuyển đổi 455 ha đất trồng cây hàng năm còn lại sang trồng lúa. Cũng trong thời kỳ này, đất trồng lúa giảm 13.517 ha do:

+ Đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp 6.128 ha, trong đó để mở rộng quỹ đất ở 1.460 ha, xây dựng các công trình chuyên dùng 4.046 ha và bổ sung cho các mục đích phi nông nghiệp khác 622 ha.

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 7.389 ha, trong đó chuyển sang: đất trồng cây hàng năm khác còn lại 2.880 ha, đất trồng cây lâu năm 691 ha, đất lâm nghiệp 1.997 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.818 ha và đất nông nghiệp khác 3 ha.

Đến năm 2010, đất trồng lúa của vùng là 179.138 ha, chiếm 9,08% TDTTN, giảm 11.563 ha so với năm 2005, trong đó:

+ Đất trồng lúa nước: Có diện tích 172.109 ha (giảm 8.744 ha so với năm 2005), bao gồm 148.689 ha đất chuyên trồng lúa nước (giảm 2.178 ha) và 23.420 ha đất trồng lúa nước còn lại (giảm 6.566 ha). Đất trồng lúa nước tập trung chủ yếu tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

+ Đất trồng lúa nương: Có diện tích 7.029 ha, giảm 2.819 ha so với năm 2005. Do tập quán canh tác lâu đời cũng như khả năng đầu tư cải tạo, nên trong kỳ quy hoạch trên địa bàn vùng vẫn duy trì diện tích đất trồng lúa nương ở những khu vực không có khả năng đầu tư xây dựng công trình thủy

lợi để đáp ứng nhu cầu lương thực cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (tập trung ở Quảng Nam và Quảng Ngãi).

Theo quy hoạch, diện tích đất trồng lúa được bố trí trên địa bàn các tỉnh thành trong vùng như sau:

+ Thừa Thiên Huế: 27.700 ha, chiếm 15,46% diện tích đất trồng lúa toàn vùng, giảm 2.349 ha so với năm 2005.

+ Đà Nẵng: 4.548 ha, chiếm 2,54%, giảm 763 ha so với năm 2005. + Quảng Nam: 50.754 ha, chiếm 28,33%, giảm 5.691 ha so với năm 2005.

+ Quảng Ngãi: 42.964 ha, chiếm 23,98%, giảm 2.017 ha so với năm 2005.

+ Bình Định: 53.172 ha, chiếm 29,68%, giảm 743 ha so năm 2005.

- Đất trồng cây hàng năm khác còn lại:

Trong cả giai đoạn, đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 11.082 ha so với năm 2005 và còn 132.321 ha vào năm 2010, chiếm 6,71% trong đất nông nghiệp, bao gồm:

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: Để đạt được mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi, dự kiến mở rộng diện tích đất đồng cỏ 936 ha, nâng tổng diện tích lên 1.675 ha vào năm 2010 với sự hình thành các đồng cỏ tập trung ở các huyện: A Lưới, Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và một số huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định,...

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Giảm 12.018 ha và còn 130.646 ha vào năm 2010, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Ngãi (52.073 ha), Quảng Nam (32.983 ha) và Bình Định (29.229 ha).

* Đất trồng cây lâu năm

Trong thời kỳ quy hoạch, tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm 18.927 ha, được lấy từ đất chưa sử dụng 10.047 ha, đất cây hàng năm 6.098 ha và đất lâm nghiệp 2.782 ha.

Tuy nhiên do chuyển sang đất phi nông nghiệp 5.842 ha nên diện tích thực tăng là 13.085 ha và đến năm 2010 toàn vùng có 109.388 ha đất trồng cây lâu năm (chiếm 5,55% trong đất nông nghiệp). Trong đó:

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: Diện tích quy hoạch đạt 46.738 ha vào năm 2010 (chiếm 42,73% đất trồng cây lâu năm), phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Định (chiếm 40,70% diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu

năm toàn vùng), Quảng Nam (chiếm 21,40% diện tích), Thừa Thiên Huế (chiếm 19,26% diện tích) và Quảng Ngãi (chiếm 18,19% diện tích).

- Đất trồng cây ăn quả: Nhằm phát triển các vườn quả chuyên canh, tập trung quy mô lớn, tiến tới sản xuất hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đến năm 2010 đất trồng cây ăn quả đạt diện tích 22.525 ha (chiếm 20,59% trong đất cây lâu năm), tăng 16.769 ha so với năm 2005, tập trung chủ yếu ở Bình Định (chiếm 44,40% diện tích đất trồng cây ăn quả toàn vùng).

- Đất trồng cây lâu năm khác: Đến năm 2010 diện tích còn 40.125 ha, (chiếm 36,68% trong đất cây lâu năm), giảm 4.277 ha so với năm 2005, phân bố nhiều nhất ở Bình Định 14.524 ha (chiếm 36,20% diện tích đất trồng cây lâu năm khác của toàn vùng), Quảng Nam 13.505 ha (chiếm 33,66%) và Quảng Ngãi 11.868 ha (chiếm 29,58%).

Diện tích đất trồng cây lâu năm phân bố trên địa bàn các tỉnh như sau: - Thừa Thiên Huế: 13.386 ha, chiếm 12,24% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm của toàn vùng, tăng 3.898 ha so với năm 2005.

- Đà Nẵng: 1.282 ha, chiếm 1,17%, giảm 375 ha so với năm 2005. - Quảng Nam: 27.954 ha, chiếm 25,55%, tăng 4.244 ha so với năm 2005.

- Quảng Ngãi: 23.218 ha, chiếm 21,23%, giảm 50 ha so với năm 2005. - Bình Định: 43.548 ha, chiếm 39,81%, tăng 5.368 ha so năm 2005.

b. Đất lâm nghiệp

Tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng hiện có, đầu tư trồng mới, chăm sóc, phục hồi rừng; hình thành các khu du lịch sinh thái, lâm - công viên, văn hóa, lịch sử; tăng tỷ lệ che phủ, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế đô thị bền vững. Đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng đạt 1.532.627 ha (chiếm 77,73% đất nông nghiệp), tăng 208.433 ha so với năm 2005, trong đó có sự chu chuyển (xem biểu 12/QH/2010):

- Tăng 238.531 ha, được lấy từ đất sản xuất nông nghiệp 14.865 ha (cây hàng năm), đất chưa sử dụng 223.666 ha (trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 208.897 ha và đất bằng chưa sử dụng 14.769 ha).

- Giảm 30.098 ha do chuyển sang các mục đích đất sản xuất nông nghiệp 3.681 ha (phát triển cây lâu năm 2.782 ha, cây hàng năm khác còn lại 899 ha) và đất phi nông nghiệp 26.417 ha (trong đó đất ở 1.322 ha, đất chuyên dùng 9.662 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 146 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 15.204 ha và các công trình phi nông nghiệp khác 83 ha).

Theo mục đích sử dụng (tính chất rừng), đất lâm nghiệp được quy hoạch theo 3 loại rừng như sau:

- Rừng sản xuất: Có diện tích 512.965 ha, chiếm 33,47% tổng diện tích đất lâm nghiệp (bằng 18,40% TDTTN), tăng 35.947 ha so với năm 2005 với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nguyên liệu và kinh doanh lâm sản kết hợp với bảo vệ môi trường. Trong đó:

+ Thừa Thiên Huế: 94.361 ha, chiếm 18,10% diện tích đất rừng sản xuất của toàn vùng, tăng 12.507 ha so với năm 2005.

+ Đà Nẵng: 31.617 ha, chiếm 6,16%, tăng 512 ha so với năm 2005. + Quảng Nam: 189.200 ha, chiếm 36,88%, tăng 16.316 ha so với năm 2005.

+ Quảng Ngãi: 107.632 ha, chiếm 20,98%, tăng 23.850 ha so với năm 2005.

+ Bình Định: 90.155 ha, chiếm 17,58%, giảm 17.238 ha so năm 2005. Đối với rừng tự nhiên sản xuất, cần tăng cường quản lý, bảo vệ và ngăn chặn các tác động tiêu cực xâm hại đến rừng. Đối với rừng tự nhiên thuộc trạng thái nghèo kiệt, cần xúc tiến làm giàu rừng theo các biện pháp lâm sinh phù hợp.

Đối với đất chưa có rừng không có khả năng phục hồi tự nhiên, cần nhanh chóng trồng lại theo quan điểm trồng rừng thâm canh nhằm tăng độ che phủ cho đất, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp và gỗ gia dụng (xây dựng các vùng rừng nguyên liệu); đồng thời khuyến khích phát triển hệ thống cây trồng đa mục đích, cây trồng cho sản phẩm không phải gỗ trên cơ sở bảo tồn hệ động thực vật bản địa.

- Rừng phòng hộ: Đến năm 2010, toàn vùng có 820.007 ha rừng phòng hộ, chiếm 53,50% trong đất lâm nghiệp và chiếm 29,41% diện tích tự nhiên (tăng 133.242 ha so với năm 2005) với nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước, chống suy thoái đất, chắn sóng, chống cát bay, cát nhảy, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó :

+ Thừa Thiên Huế: 121.354 ha, chiếm 14,80% diện tích đất rừng phòng hộ của toàn vùng, tăng 3.500 ha so với năm 2005.

+ Đà Nẵng: 13.029 ha, chiếm 1,59%, tăng 178 ha so với năm 2005. + Quảng Nam: 378.461 ha, chiếm 46,15%, tăng 90.041 ha so với năm 2005.

+ Quảng Ngãi: 133.625 ha, chiếm 16,30%, tăng 3.884 ha so với năm 2005.

+ Bình Định: 173.538 ha, chiếm 21,16%, tăng 35.639 ha so năm 2005. Biện pháp chủ yếu là bảo vệ diện tích rừng hiện có, trong đó đặc biệt chú ý các khu vực rất xung yếu và xung yếu, khoanh nuôi bảo vệ những diện tích có khả năng tái sinh nhanh, đồng thời tập trung xây dựng thêm rừng cho các lưu vực sông trên địa bàn vùng. Đối với các khu vực đồi trọc không có khả năng trồng rừng, cần áp dụng giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, các diện tích còn lại sẽ được trồng theo phương thức lâm - nông kết hợp.

- Rừng đặc dụng: Đạt diện tích 199.655 ha, chiếm 13,03% trong đất lâm nghiệp và bằng 7,16% diện tích tự nhiên (tăng 39.244 ha so với năm 2005) với vai trò là bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch. Trong đó:

+ Thừa Thiên Huế: 74.277 ha, chiếm 37,20% diện tích đất rừng phòng hộ của toàn vùng, tăng 11.499 ha so với năm 2005.

+ Đà Nẵng: 16.991 ha, chiếm 8,51%, giữ nguyên so với hiện trạng. + Quảng Nam: 105.865 ha, chiếm 53,02%, tăng 27.298 ha so với năm 2005.

+ Quảng Ngãi: 2.174 ha, chiếm 1,09%, tăng 99 ha so với năm 2005. + Bình Định: 348 ha, chiếm 0,17%, tăng 348 ha so năm 2005.

Đối với diện tích rừng hiện có cũng như các sinh cảnh độc đáo trong hệ thống rừng đặc dụng cần bảo vệ nguyên vị. Từng khu rừng sẽ được phân chia thành ba phân khu để có chính sách thích hợp, bao gồm: khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái và vùng đệm. Giải pháp chính là kết hợp giữa bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học với việc phục hồi rừng tự nhiên (tái tạo hệ sinh thái) và trồng rừng. Với diện tích chưa có rừng, cần khoanh nuôi phục hồi rừng kết hợp trồng bổ sung những loài thực vật bản địa và thực vật quý hiếm.

c. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Để phát huy tiềm năng thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của vùng, trong thời kỳ từ nay đến năm 2010, tiếp tục mở rộng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản 5.088 ha, được lấy từ đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là diện tích đất trồng lúa nước kém hiệu quả) 1.979 ha, đất chuyên dùng 46 ha, đất chưa sử dụng 2.260 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 768 ha.

Tuy nhiên, do chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp 799 ha nên đến năm 2010 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của vùng là 16.846 ha (chiếm 0,85% trong đất nông nghiệp), tăng 4.289 ha so với năm 2005 và được phân bố trên địa bàn các tỉnh như sau:

- Thừa Thiên Huế: 6.789 ha, chiếm 1,92% diện tích đất nông nghiệp, tăng 1.854 ha so với năm 2005.

- Đà Nẵng: 311 ha, chiếm 0,44%, tăng 122 ha so với năm 2005.

- Quảng Nam: 4.730 ha, chiếm 0,60%, tăng 1.037 ha so với năm 2005. - Quảng Ngãi: 1.908 ha, chiếm 0,52%, tăng 830 ha so với năm 2005. - Bình Định: 3.108 ha, chiếm 0,79%, tăng 176 ha so năm 2005.

d. Đất làm muối

Theo quy hoạch đến năm 2010, đất làm muối có diện tích 387 ha, chiếm 0,02% diện tích đất nông nghiệp, giảm 11 ha so với năm 2005. Trong đó:

- Tăng 48 ha, được lấy từ đất bằng chưa sử dụng.

- Giảm 59 ha do chuyển mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản 35 ha và đất chuyên dùng 24 ha.

Đất làm muối được phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Định 250 ha (bằng 64,60% đất làm muối toàn vùng) và Quảng Ngãi 137 ha (bằng 35,40%).

e. Đất nông nghiệp khác

Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp khác của vùng còn 1.098 ha, chiếm 0,06% diện tích đất nông nghiệp, giảm 335 ha so với năm 2005. Trong đó: Tăng 139 ha do lấy từ đất sản xuất nông nghiệp 19 ha và khai thác từ đất chưa sử dụng 120 ha (đất bằng chưa sử dụng 76 ha và đất đồi núi chưa sử dụng 44 ha); giảm 474 ha do chuyển sang mục đích chuyên dùng 2 ha và đất sản xuất nông nghiệp 472 ha.

Như vậy trong vòng 5 năm tới, nhìn chung các loại đất trong nhóm đất cây hàng năm giảm; trong khi cây lâu năm, rừng, nuôi trồng thuỷ sản tăng. Xu thế này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai và tiềm năng thế mạnh của vùng. Việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích nông nghiệp theo phương án quy hoạch trên cơ sở đầu tư thâm canh theo chiều sâu đã góp phần tạo ra một khối lượng hàng hoá nông sản lớn, đáp ứng được các chỉ tiêu phát triển của ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao và ổn định đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 120 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w