BẢNG 16: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤ TỞ THỜI KỲ 1996-

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 63 - 65)

- Đất trồng rừng đặc dụng

a. Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 1.225 1.955 +1.225 +

BẢNG 16: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤ TỞ THỜI KỲ 1996-

Đơn vị tính: ha

Đơn vị hành chính Diện tích Biến động tăng (+), giảm (-)

Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 1996-2000 2001-2005 1996-2005

Toàn vùng 26.560 26.706 57.295 +146 +30.589 +30.735

- Thừa Thiên Huế 4.379 3.957 15.091 -422 +11.134 +10.712- Đà Nẵng 1.873 2.764 5.514 +891 +2.750 +3.641 - Đà Nẵng 1.873 2.764 5.514 +891 +2.750 +3.641 - Quảng Nam 6.179 6.991 20.299 +812 +13.308 +14.120 - Quảng Ngãi 6.326 6.594 9.156 +268 +2.562 +2.830 - Bình Định 7.803 6.400 7.235 -1.403 +835 -568

* Đất ở nông thôn: có 47.562 ha, chiếm 83,01% diện tích đất ở toàn vùng và chiếm 20% diện tích đất khu dân cư nông thôn, tăng so với năm 2000 là 26.337 ha và tăng 24.371 ha so năm 1995; bình quân đạt 109 m2/nhân khẩu nông thôn, cao hơn mức bình quân chung cả nước (81 m2).

Đất ở nông thôn được phân bố trên địa bàn các xã, là nơi cư trú của 4.350.554 nhân khẩu nông thôn (70,14% dân số toàn vùng). Mặc dù ranh giới các khu dân cư nông thôn chưa được phân định rõ ràng, song nhìn chung ở khu vực đồng bằng ven biển, các khu dân cư thường tập trung thành những khu, cụm dọc theo các trục lộ giao thông, các điểm giao lưu kinh tế, các khu vực thuận tiện cho sản xuất; trong khi ở vùng đồi núi phía Tây, phần lớn các khu dân cư được phân bố theo hình thái thôn, bản.

Những năm qua, dưới tác động của quá trình đô thị hoá cũng như việc thực hiện công tác định canh, định cư, xây dựng các trung tâm cụm xã, các khu kinh tế mới,... nên cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và mức sống người dân nông thôn trên địa bàn vùng từng bước được cải thiện đáng kể. Nhiều trung tâm cụm xã và thị tứ đã được hình thành và phát triển - đây là tiền đề để cải thiện và nâng cao dần chất lượng cuộc sống các khu vực nông thôn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hoá nông thôn trong tương lai. Tuy

nhiên, trong khu dân cư nông thôn, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (51,89%), trong khi đất phi nông nghiệp còn ở mức thấp (44,80%) - điều này cho thấy cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư còn thấp kém.

* Đất ở đô thị: có 9.733 ha, chiếm 16,99% tổng diện tích đất ở toàn vùng và chiếm 7,36% trong đất đô thị, tăng 6.363 ha trong cả thời kỳ 1996 - 2005 (riêng giai đoạn 2001 - 2005 tăng thêm 4.252 ha). Bình quân đất ở đô thị đạt 53 m2/nhân khẩu đô thị, cao hơn so với mức bình quân cả nước (47 m2/nhân khẩu); trong đó cao nhất là Quảng Nam 89 m2, Thừa Thiên Huế 65 m2, Quảng Ngãi 64 m2, trong khi Bình Định chỉ đạt 36 m2, Đà Nẵng 39 m2.

Toàn vùng hiện có 5 thành phố (Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn), 1 thị xã (Hội An) và 57 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 132.299 ha, dân số 1.851,7 nghìn người. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 29,86%, cao nhất là Đà Nẵng 86,22%, tiếp đến là Thừa Thiên Huế 31,47%, thấp nhất là Quảng Ngãi chỉ đạt 14,36%.

Đối với các đô thị lớn như thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Quảng Ngãi và Tam Kỳ, do có vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng nên các khu vực nội ô không ngừng được đầu tư phát triển, bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, vị trí đô thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Song đáng lưu ý là tốc độ đô thị hóa chung của vùng chưa cao, mức độ hiện đại thấp (trừ nội ô thành phố Đà Nẵng, Huế) - điều này được thể hiện thông qua việc trong đô thị diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (51,31%), trong khi đất xây dựng đô thị (đất ở và đất chuyên dùng) lại chiếm tỷ lệ thấp (18,81%).

b. Đất chuyên dùng

Năm 2005, toàn vùng có 114.531 ha đất chuyên dùng, chiếm 37,59% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 4,11% diện tích tự nhiên, tương đương so với bình quân cả nước (4,18%).

Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhu cầu dành đất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các khu công nghiệp và đô thị… ngày càng tăng; vì vậy trong 5 năm 2001 - 2005, diện tích đất chuyên dùng của vùng tăng mạnh 49.076 ha. Trong giai đoạn 1996 - 2000, diện tích đất chuyên dùng giảm 40.601 ha, nguyên nhân chủ yếu là do có sự khác nhau trong việc thống kê diện tích quần đảo Hoàng Sa giữa các thời điểm kiểm kê.

Đất chuyên dùng tập trung nhiều nhất ở thành phố Đà Nẵng 38.308 ha (chiếm 33,45%), tiếp đến là Bình Định 22.283 ha, thấp nhất là Thừa Thiên Huế 16.116 ha (chiếm 14,07% diện tích đất chuyên dùng toàn vùng).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w