III. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA
2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành
2.4. Tiềm năng đất đai cho phát triển các khu kinh tế
Với mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, trong đó ý tưởng phát triển các khu kinh tế đã trở thành chủ trương hành động.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4 khoá VIII năm 1997 của Đảng về việc “Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”, những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, phê duyệt nhiều dự án để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến năm 2003 khu kinh tế đầu tiên của nước ta mới được hình thành - khu kinh tế mở Chu Lai.
Từ đó đến nay, trên cơ sở đánh giá tiềm năng thế mạnh, lợi thế so sánh của cả khu vực miền Trung, các khu kinh tế trên địa bàn vùng KTTĐMT tiếp tục được hình thành, hiện tại có:
- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, quy mô 27.108 ha.
- Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, quy mô 27.040 ha. - Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 10.300 ha. - Khu kinh tế Nhơn Hội tỉnh Bình Định, quy mô 12.000 ha.
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hợp tác và mậu dịch đường biên, trên địa bàn vùng còn có tiềm năng lợi thế trong việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tại các khu vực như: Hồng Vân - Kou Tai, A Đớt - Tà Vàng (Thừa Thiên Huế); Nam Giang - Đắc Chưng (Quảng Nam).