Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư nông thôn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 79 - 82)

III. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA

2.5.Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư nông thôn

2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành

2.5.Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư nông thôn

nông thôn

Tiềm năng đất đai để phát triển mở rộng, hình thành mới đô thị cũng như các khu dân cư nông thôn trên địa bàn vùng KTTĐMT được xác định dựa trên mức độ thuận lợi của các tiêu chí:

- Vị trí phân bố không gian.

- Các yếu tố điều kiện tự nhiên, bao gồm: độ dốc địa hình, địa chất, thuỷ văn và thuỷ văn địa chất.

- Công năng của đất (sức chịu tải về dân số, các loại công trình kiến trúc).

- Điều kiện cơ sở hạ tầng và phương thức sử dụng đất đai hiện tại. - Điều kiện môi sinh khu vực...

a. Tiềm năng đất đai để xây dựng, mở rộng đô thị

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quỹ đất, tiềm lực, thế mạnh từng tỉnh trong vùng cũng như trong bối cảnh toàn vùng với cả nước, đối chiếu so sánh với các tiêu chí về mức độ thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi cho thấy tiềm năng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn vùng KTTĐMT như sau:

- Đối với các đô thị hiện có:

+ Phát triển thành phố Huế, Đà Nẵng đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại I; thành phố Quy Nhơn đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị loại II; thành phố Quảng Ngãi, Tam Kỳ và thị xã Hội An đạt tiêu chuẩn đô thị loại III (trong đó thị xã Hội An sẽ trở thành thành phố).

+ Phát triển mở rộng các thị trấn Thuận An, Tứ Hạ, Phú Bài, Hương Thủy, Phong Điền, Phú Đa, A Lưới (Thừa Thiên Huế); Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam); Dốc Sỏi, Châu ổ (Quảng Ngãi); Phú Phong, Bình Định (Bình Định).

- Đối với việc phát triển các đô thị mới:

+ Đô thị công nghiệp - thương mại: tiềm năng phát triển ở các khu vực như: Vạn Tường (Quảng Ngãi), Điện Nam - Điện Ngọc và Chu Lai - Kỳ Hà (Quảng Nam), Chân Mây (Thừa Thiên Huế).

+ Đô thị cấp V (thị trấn): tiềm năng phát triển được xác định ở các khu vực: Vinh Thanh, Vinh Hưng, La Sơn, Bình Điền, Hòa Mỹ, Ưu Điềm, Điền Hải, Thanh Hà (Thừa Thiên Huế); Minh Long (Quảng Ngãi)…

- Tiềm năng đất đai để mở rộng, phát triển các khu dân cư đô thị: Theo dự báo dân số đến năm 2010 và 2020 cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu dân sinh đô thị, nhu cầu đất ở đô thị trong thời gian tới tăng khá mạnh khoảng khoảng 7,5 nghìn ha trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 4,6 nghìn ha. Tuy nhiên, từ thực trạng cho thấy tiềm năng đất đai để mở rộng đất ở đô thị hiện nay còn rất lớn, bởi trong đô thị đất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 51%), nên về cơ bản đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đất ở đô thị tăng thêm.

b. Tiềm năng đất đai để phát triển, mở rộng khu dân cư nông thôn

Hiện nay toàn vùng có 626 xã với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 237.717 ha, là địa bàn cư trú của 4.350.554 nhân khẩu, chiếm 70,22%

dân số của vùng. Theo dự báo, đến năm 2010 dân số khu vực nông thôn là 4,05 triệu người và giảm xuống còn 3,65 triệu người vào năm 2020.

Mặc dù dân số nông thôn ngày càng giảm, song đây là do quá trình đô thị hoá nông thôn, nên trong thực tế nhu cầu đất ở nông thôn vẫn không ngừng tăng trong giai đoạn tới, dự báo tăng khoảng 2,8 nghìn ha trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,3 nghìn ha (không tính các khu vực được đô thị hoá). Vì vậy, việc phát triển các điểm dân cư mới để đáp ứng nhu cầu dân sinh là thực tế khách quan, song từ thực trạng quỹ đất hiện nay cho thấy, trong đất khu dân cư nông thôn đất nông nghiệp còn chiếm diện tích khá lớn 51,89% (trên 123 nghìn ha), do đó cần tận dụng phần diện tích này để bố trí đất ở cho nhân dân cũng như xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn trong những năm tới.

Phần 3

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 79 - 82)