Tiềm năng đất đai cho phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 75 - 77)

III. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA

2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành

2.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển công nghiệp

Việc đánh giá tiềm năng đất đai để xây dựng phát triển công nghiệp được xác định dựa trên mức độ thuận lợi đối với một số điều kiện cơ bản:

- Vị trí khu vực: So với nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ sản phẩm. - Cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp điện, cấp thoát nước và thông tin liên lạc. - Nguồn nguyên liệu.

- Hiện trạng sử dụng đất. - Đặc điểm địa hình, địa chất. - Nguồn lao động, mật độ dân số.

- Chính sách đầu tư phát triển kinh tế của khu vực...

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá cho thấy tiềm năng đất đai để xây dựng phát triển công nghiệp của vùng với một số ngành nghề chủ yếu như sau:

- Công nghiệp khai khoáng - luyện kim và vật liệu xây dựng: Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, tài nguyên khoáng sản của vùng có nhiều chủng loại như: than đá, quặng silimanhit, titan, bauxit, nước khoáng, đồng, wonfram, chì, kẽm, thiếc, dầu khí, phóng xạ, than bùn…

Đây là nguồn tiềm năng nguyên liệu quý giá để cung cấp cho hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp hiện nay cũng như mở rộng hình thành mới các

cơ sở như: Khai thác titan với các quặng ilmenit, zircon, rutil ở Thừa Thiên Huế, Bình Định; than Ngân Sơn ở Quảng Nam, Đà Nẵng; than nâu, than bùn, than đá tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng; vàng ở Bình Miêu, Đức Phước (Quảng Nam); cát thuỷ tinh ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; xi măng ở Đồng Lâm (Thừa Thiên Huế), Thành Mỹ (Quảng Nam); đá ốp lát, đá chẻ, đá xây dựng ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định; graphit ở Tiên Phước (Quảng Ngãi); đá quý ở Quảng Nam, Đà Nẵng…

- Công nghiệp lọc - hoá dầu, hoá chất và phân bón: Ngoài triển vọng của dự án lọc - hoá dầu Dung Quất, trên địa bàn vùng tiềm năng phát triển các loại hình công nghiệp này được xác định như: lọc và hoá dầu ở Nhơn Hội (Bình Định); sản xuất săm lốp ô tô tại Đà Nẵng, Chu Lai; sản xuất phân bón NPK, phân vi sinh tại các tỉnh trong vùng; sản xuất hoá chất cơ bản (sôđa, xút…) ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định…

- Công nghiệp cơ khí: Tiềm năng phát triển của vùng được xác định ở các khu vực với các loại hình chủ yếu như: cơ khí lắp ráp và sản xuất ô tô tại Đà Nẵng, Quảng Nam; sản xuất thiết bị nặng tại Quảng Ngãi (Dung Quất); cơ khí đóng tàu ở Đà Nẵng (vịnh Mân Quang), Quảng Ngãi (cửa sông Trà Bồng). Ngoài ra, còn có các loại hình cơ khí phụ vụ cho nông lâm nghiệp, chế biến hải sản, cơ khí xây dựng, cơ khí phục vụ công nghiệp nhẹ… được phát triển ở hầu hết các tỉnh thành trên địa bàn vùng.

- Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản: Với điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, tài nguyên rừng phong phú, là tiền đề cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến của vùng như: xay xát lương thực; chế biến thực phẩm, rau quả; mía đường; nông lâm thuỷ sản xuất khẩu…; trong đó các khu vực có tiềm năng khá lớn như: chế biến điều xuất khẩu tở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; chế biến thịt xuất khẩu ở Đà Nẵng, Bình Định; sản xuất, chế biến nước ngọt, hoa quả tại Quảng Nam, Quảng Ngãi; sản xuất bia tại Bình Định; bột giấy ở Đà Nẵng, Quảng Nam; chế biến các sản phẩm từ dừa, hải sản xuất khẩu, thức ăn chăn nuôi, tinh bột sắn, đồ gỗ dân dụng cao cấp, các sản phẩm sau đường, nước khoáng… tại Bình Định.

- Công nghiệp dệt - may, da giầy: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương cũng như khả năng thực hiện theo từng công đoạn, từng khâu trong quá trình sản xuất của ngành mà phát triển loại hình công nghiệp này trên địa bàn các tỉnh như: kéo sợi, dệt vải ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng; dệt - may - nhuộm tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi; ươm tơ dệt lụa tại Quảng Nam; sản xuất giầy thể thao tại Quảng Nam; giầy dép xuất khẩu tại Bình Định…

năng lượng - sản xuất điện tại Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định)…; công nghiệp điện tử - tin học tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng…

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w