BẢNG 7: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUA MỘT SỐ NĂM

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 27 - 30)

- Công nghiệp và xây dựng 96.913 142.621 157.808 10,

2. Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,00 100,00 100,

BẢNG 7: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUA MỘT SỐ NĂM

Đơn vị hành chính Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 1. Cả nước (Tỷ đồng) 103.374,7 198.326,1 416.863,2 2. Toàn vùng (Tỷ đồng) 3.576,7 7.327,8 15.935,4

- Thừa Thiên Huế 574,7 1.187,2 2.357,8

- Đà Nẵng 1.451,9 2.879,2 6.886,0

- Quảng Nam 468,9 931,9 2.474,8

- Quảng Ngãi 578,8 1.023,6 1.792,9

- Bình Định 502,4 1.305,9 2.423,9

Việc hình thành phát triển các trung tâm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất cũng như xây dựng mới các cơ sở công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu không những từng bước làm đổi mới bộ mặt nền kinh tế của vùng mà còn góp phần sử dụng được lao động tại chỗ, làm thay đổi cơ cấu lao động ngành nghề nông thôn.

Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2005, ngoài khu kinh tế mở Chu Lai (diện tích 27.040 ha) và khu kinh tế Dung Quất (quy mô 10.300 ha), toàn vùng đã có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 2.141 ha, trong đó nhiều khu có quy mô lớn như: khu công nghiệp Hoà Khánh (Đà Nẵng) 572 ha, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam) 390 ha... Bên cạnh đó, trên địa bàn vùng còn có 2 khu công nghiệp Hoà Cầm 137 ha (Đà Nẵng) và Long Mỹ 100 ha (Bình Định) đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản.

Về cơ bản, sự hoạt động của các khu công nghiệp này đã đem lại hiệu quả thiết thực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của khu vực thông qua việc thu hút được trên 1200 dự án đầu tư (trong đó có 23 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư khoảng 152 triệu USD và 168 dự án trong

nước với số vốn đầu tư 5.862,9 tỷ đồng), tạo việc làm cho khoảng trên 27 ngàn lao động.

Tuy nhiên trong cơ cấu ngành, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành dệt - may, da - giầy; sản xuất vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp cơ bản (bao gồm nhiều phân ngành nhỏ như cơ khí, luyện kim, điện tử, tin học, hóa chất) và thấp nhất là công nghiệp khai thác. Điều này cho thấy công nghiệp của vùng vẫn chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông lâm ngư nghiệp và đây cũng là hạn chế lớn trong phát triển công nghiệp của vùng.

- Về lĩnh vực xây dựng: Nhìn chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn vùng trong những năm qua không ngừng được tăng cường, tập trung vào tu sửa, nâng cấp, làm mới các công trình thuỷ lợi, đường giao thông, xây dựng đường điện, hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông..., góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của ngành đạt mức khá cao 24,2%/năm, gấp hơn 3 lần so với bình quân chung cả nước, trong đó Quảng Ngãi có mức tăng trưởng cao nhất, đạt tới 42,4%/năm, tiếp đến là Đà Nẵng 39,2%/năm...

* Nhận xét chung:

- Những thành tựu đạt được:

+ Chủ trương phát triển các khu công nghiệp là đúng đắn, phù hợp, góp phần đáng kể cho sự phát triển công nghiệp của vùng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

+ Tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư, tạo ra sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; tạo môi trường cho chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng cho các tỉnh trong vùng.

+ Phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý và cảng biển, đặc biệt là sự hình thành một số khu công nghiệp lớn ở Đà Nẵng, khu vực Chân Mây và khu vực Dung Quất, làm động lực thúc đẩy phát triển toàn vùng.

+ Việc đón trước thời cơ, chủ động đầu tư chiều sâu phát triển một số xí nghiệp công nghiệp nhẹ có trình độ thiết bị và công nghệ hiện đại đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP qua các năm.

Có được những thành tựu nêu trên, đó là do:

+ Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế đã được quán triệt rộng rãi

từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế.

+ Hệ thống chính sách phát triển khu công nghiệp bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc vận hành các khu công nghiệp.

+ Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển khu công nghiệp. Bằng cơ chế uỷ quyền, các Bộ, ngành đã tạo điều kiện cho các Ban quản lý khu công nghiệp trong vùng phát huy tốt cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, thực hiện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao cho các vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh và đúng pháp luật.

+ Ý chí quyết tâm, sự thống nhất và quan tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp thuộc các tỉnh, thành phố trong vùng đối với việc phát triển khu công nghiệp trên địa bàn là nhân tố quan trọng để phát huy lợi thế của từng địa phương cũng như của toàn vùng.

+ Tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển công nghiệp của các Ban quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp khu công nghiệp được coi là một trong các yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn vùng.

- Những tồn tại và hạn chế:

+ Khả năng thu hút đầu tư của một số khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng còn thấp, dẫn đến không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

+ Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chưa tính hết các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào để bảo đảm hoạt động của các khu công nghiệp.

+ Việc hình thành nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn, tốc độ nhanh, trong khi các chính sách, biện pháp tổ chức quản lý phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua còn bất cập đã làm giảm sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư.

+ Từng địa phương trong vùng, do mong muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư nên đã hình thành các khu công nghiệp theo nhiều cách khác nhau, thiếu đồng bộ, chưa tính hết mục tiêu phát triển dài hạn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ, dẫn đến gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển (như về bảo vệ môi trường, đảm bảo hạ tầng).

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, là do:

thực sự gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của từng địa phương trong vùng cũng như trong mối liên hệ toàn vùng.

+ Công tác vận động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố trong vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Quản lý Nhà nước về công nghiệp - xây dựng còn nhiều bất cập, sự chồng chéo trong chức năng giữa một số cơ quan của tỉnh trong vùng vẫn thường xảy ra và chưa có giải pháp khắc phục; việc phát hiện và điều chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển công nghiệp chưa kịp thời.

+ Do quá chú trọng vào phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, nhưng thực tế điều kiện giữa từng tỉnh, thành phố trong vùng khác nhau, đòi hỏi phải phát triển các khu công nghiệp ở các cấp trình độ và quy mô khác nhau.

+ Sự phát triển công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng; các nguồn lực từ nông, lâm, thuỷ sản đã tập trung khai thác nhưng hiệu quả chưa cao. Sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng còn hạn chế ở một số ngành công nghiệp có cùng chung tiềm năng. Chưa khai thác triệt để mối liên hệ với vùng Tây Nguyên - nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cho toàn vùng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w