CÁC QUAN ĐIỂM KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 84 - 86)

Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu phát triển, những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng và tập quán sử dụng đất... trong giai đoạn tới việc khai thác và quản lý sử dụng đất trên địa bàn vùng KTTĐMT được dựa trên hệ thống các quan điểm sau:

1. Khai thác hiệu quả và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục

đích, đủ nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất của vùng, đặc biệt khi quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ:

- Từng bước cải tạo, tận dụng đưa khoảng 700 nghìn ha đất chưa sử dụng hiện nay vào sử dụng cho các mục đích để đến năm 2020 toàn vùng không còn đất chưa sử dụng, tránh để tình trạng đất hoang hoá.

- Trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm “đất nào cây ấy”; chú trọng thâm canh tăng vụ, chỉ mở rộng diện tích đất nông nghiệp khi có thuỷ lợi.

- Trong xây dựng, chú trọng phát triển chiều cao công trình, vừa tiết kiệm đất, vừa tạo tiền đề cho quá trình đô thị hoá - hiện đại hoá.

- Rà soát lại một số loại đất phi nông nghiệp nhằm tận dụng phần diện tích đang sử dụng kém hiệu quả hoặc dư thừa để quy hoạch sao cho hợp lý, tiết kiệm.

2. Ưu tiên dành đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, xây dựng vùng KTTĐMT trở thành hạt nhân thúc hội và hạ tầng kỹ thuật, xây dựng vùng KTTĐMT trở thành hạt nhân thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế của cả khu vực miền Trung, đủ sức đảm nhận vai trò đầu mối trung chuyển và trung tâm thương mại quốc tế của hành lang thương mại quốc tế Đông - Tây vùng Mê Kông lớn:

- Dành quỹ đất thoả đáng (với khả năng cao nhất) để xây dựng các công trình kinh tế (các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, thương mại...) nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở tập trung hơn nữa vào phát triển công nghiệp để thực hiện “bước nhảy ban đầu” cho nền kinh tế của vùng trên cơ sở phát triển công nghiệp tập trung gắn với hệ thống cảng; phát triển mạnh công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn; phát triển nhanh công nghiệp du lịch và nghỉ dưỡng nhằm sử dụng tốt nhất các di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.

- Bố trí quỹ đất với tiêu chuẩn cao nhất đối với các loại đất có định mức (theo tiêu chuẩn định mức quốc gia) như đất giáo dục, đất y tế, đất văn hoá, đất thể dục thể thao; bảo đảm thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chương trình quốc gia về công tác xã hội hoá, bồi dưỡng và phát triển về chất nguồn nhân

lực, giải quyết về cơ bản việc làm cho người lao động, thực hiện tốt các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao mức sống dân cư, đặc biệt là cư dân ở nông thôn, hải đảo và vùng bãi ngang ven biển.

- Ưu tiên quỹ đất cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (điện - đường - trường - trạm, các công trình năng lượng, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng...), nhất là khi các điều kiện này của vùng còn khá thấp, nhằm giải quyết thực trạng những tồn tại, khó khăn, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

3. Điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất trên cơ sở chuyển

đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất và đa dạng hoá phát triển nông - lâm - ngư nghiệp:

- Bố trí đất đai với cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên từng khu vực, đặc biệt trong điều kiện vùng KTTĐMT là địa bàn có dải đất đồng bằng hẹp, thường chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như mưa bão, hạn hán, lũ lụt...

- Xây dựng các vùng chuyên canh (theo thứ tự ưu tiên: cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày - cây rau màu, thực phẩm - cây lương thực), vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo thành sự liên kết nông nghiệp - chế biến - dịch vụ thị trường trên địa bàn vùng.

- Từng bước chuyển dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp khó khăn về nước tưới sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao như cà phê, cao su, hồ tiêu ở khu vực phía Tây hoặc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản đối với các khu vực ven biển.

4. Khai thác sử dụng đất gắn liền với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường để phát triển bền vững, chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng, trường để phát triển bền vững, chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng,

sử dụng hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đối với chất thải, nước thải công nghiệp, đô thị trước khi thải ra bên ngoài:

- Duy trì, bảo vệ diện tích đất thành rừng hiện có, tăng cường trồng mới, khoanh nuôi rừng ở khu vực phía Tây nhằm điều tiết, giữ vững nguồn nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiên tai lũ lụt cho vùng hạ lưu; hạn chế chuyển đổi rừng ngập mặn ven biển sang nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư nuôi trồng kết hợp, tránh huỷ hoại hệ sinh thái ngập mặn ven biển.

- Trong sản xuất nông nghiệp, tránh làm suy thoái đất do bố trí cây trồng không đúng đất hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật không hợp lý. Đồng thời cần phải xem xét đến tính độc hại của các loại chế phẩm hoá học

như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường đất.

- Trong quá trình phát triển công nghiệp cần xác định rõ các loại hình công nghiệp, tính độc hại của các chất thải để bố trí đất đai cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm đất, phá huỷ cân bằng hệ sinh thái đất.

- Việc phát triển đô thị, loại hình kinh tế du lịch kiến trúc không thể tách rời yếu tố bảo đảm cảnh quan thiên nhiên để tạo sự phát triển bền vững; trong các hoạt động khai thác khoáng sản, phải có kế hoạch trả lại lớp phủ bề mặt sau khi khai thác.

5. Đảm bảo quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh trên cơ sở rà soát cụ thể hiện trạng và có quy hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh chi soát cụ thể hiện trạng và có quy hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh chi tiết tại các vùng vành đai nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về đất, củng cố phát triển các đơn vị kinh tế quân đội, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải Quốc gia.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w