Dân số, lao động và việc làm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 32 - 33)

- Công nghiệp và xây dựng 96.913 142.621 157.808 10,

3. Dân số, lao động và việc làm

3.1. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2005, toàn vùng có 6.202,4 nghìn nhân khẩu, tăng 700,4 nghìn người so với năm 2000, chiếm 7,46% dân số cả nước, trong đó địa phương có dân số nhiều nhất là Bình Định (chiếm 25,12%), tiếp đến là Quảng Nam (23,62%) và thấp nhất là Đà Nẵng (12,54%). Mật độ dân số bình quân đạt 222 người/km2, cao nhất là Đà Nẵng 619 người/km2, trong khi Quảng Nam chỉ đạt 141 người/km2. Điều này cũng phản ánh phần nào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề thu hút dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Theo khu vực, dân số thành thị của vùng là 1.851,7 người, chiếm 29,88% tổng dân số; còn lại 4.350,5 người thuộc khu vực nông thôn, chiếm 70,22% dân số của vùng, trong đó Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất, tới 86,22%, thấp nhất là Quảng Ngãi 14,36%.

BẢNG 8: DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2005 THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNHĐơn vị Đơn vị

hành chính

Diện tích

Tổng Thành thị Nông thôn

Cả nước 329.314,5 83.119,9 22.418,5 60.701,4 252

Toàn vùng 27.884,0 6.202,4 1.851,7 4.350,5 222

- Thừa Thiên Huế 5.054,5 1.136,2 357,6 778,5 225

- Đà Nẵng 1.256,4 777,1 670,0 107,1 619

- Quảng Nam 10.408,8 1.463,3 250,3 1.213,0 141

- Quảng Ngãi 5.139,9 1.269,1 182,2 1.086,8 247

- Bình Định 6.024,4 1.556,7 391,6 1.165,1 258

3.2. Lao động và việc làm

Toàn vùng hiện có 3.294,08 nghìn lao động trong độ tuổi, chiếm 7,79% so với dân số trong độ tuổi lao động của cả nước và chiếm 53,11% dân số của vùng, trong đó tập trung nhiều nhất ở Quảng Nam với số lượng trên 890 người (chiếm 26,46% toàn vùng). Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động tập trung ở khu vực nông thôn với số lượng trên 2.100 nghìn người, chiếm khoảng 64% toàn vùng.

Về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn: có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực, trong đó địa phương có cơ cấu lao động đô thị cao nhất, lao động nông thôn thấp nhất là Đà Nẵng (86,22% và 13,78%); ngược lại cơ cấu lao động đô thị thấp nhất và lao động nông thôn cao nhất là Quảng Ngãi (14,36% - 85,64%). Điều này cho thấy một thực trạng là sự chênh lệch về khả năng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng như tốc độ đô thị hoá giữa các địa phương trong vùng là khá lớn.

Về việc làm và phân bố ngành nghề lao động: toàn vùng hiện có gần 3 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tập trung nhiều nhất ở Bình Định (0,8 triệu người), tiếp đến là Quảng Nam (0,7 triệu người), thấp nhất là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế; trong khi đó số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước lại tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng với 48,4 nghìn người (toàn vùng là 203 nghìn người) - đây cũng là địa bàn có tỷ trọng lao động phi nông nghiệp cao nhất, chiếm tới 85,2% tổng số lao động của thành phố (lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 30,3%, dịch vụ 50,9%)… Mặc dù vấn đề tạo việc làm cho người lao động đã được các tỉnh trong vùng đặc biệt quan tâm, bình quân hàng năm toàn vùng giải quyết được việc làm cho gần 7 vạn lao động, song tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị vẫn chiếm từ 4,8 - 5,1%, tỷ lệ thời gian lao động nông nhàn chiếm trên 30%...

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w