0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Triết học Lão Tử

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 31 -32 )

Có thể khái quát những tư tưởng triết học của Lão Tử ở một số điểm cơ bản sau:

Một là: Theo Lão Tử thì Đạo là bản nguyên của mọi hiện hữu của thế giới.

Ơng nói “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Đạo sinh ra tất cả và tất cả quy về đạo. Đạo là bản nguyên đầu tiên.

Đạo là cái vơ hình, hiện hữu là “có”. Giữa Đạo và Hiện hữu khơng có sự tách rời tuyệt đối. Đạo tồn tại như bản chất của mọi hiện hữu. Mọi hiện hữu là biểu hiện của Đạo. Đạo là nguyên lý thống nhất của mọi tồn tại. Đạo là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu. Đạo là đạo pháp tự nhiên, đạo là tên gọi khác của quy luật tự nhiên.

Hai là: Những tư tưởng biện chứng trong triết học Lão Tử biểu hiện ở một

số điểm sau: Mọi hiện hữu đều biến dịch khôn cùng. Sự biến dịch này theo ngun tắc bình qn (ln giữ cho vận động được thăng bằng theo một trật tự

điều hịa tự nhiên, khơng có cái gì thái q, khơng có cái gì thiên lệch hay bất cập) và phản phục (Mọi vật biến hóa nối tiếp nhau theo vịng tuần hồn, cái gì phát triển đến tột đỉnh thì trở thành cái đối lập với nó).

Ơng nói, cái gì khuyết ắt phải trịn và đầy, cái gì cong ắt được thẳng, cái gì cũ ắt được mới... Theo quan điểm này thì đây là sự phát triển theo chu kỳ khép kín; Ơng cũng nói, trong vạn vật khơng có vật nào khơng cõng âm bồng dương. Đẹp tức là xấu, dài ngắn tựa vào nhau, cao thấp liên hệ với nhau. Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của họa. Ta sở dĩ có nhiều hoạn nạn vì ta có thân, nếu ta khơng có thân đâu có hoạn nạn.

Như vậy, Lão Tử đã coi các mặt đối lập luôn trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau và là điều kiện của nhau, trong cái này có cái kia tồn tại. Theo Lão Tử, muốn cho sự vật nào đó suy tàn thì phải làm cho nó hưng thịnh lên đã. Khi nó đã đến tột đỉnh thì nó sẽ chuyển sang mặt đối lập với chính nó (Gió to khơng suốt sáng, mưa lớn không suốt ngày).

Do quá nhấn mạnh nguyên tắc cân bằng và phản phục trong lý biến dịch nên ơng khơng đề cao tư tưởng điều hịa các mặt đối lập, nhưng thủ tiêu mâu thuẫn chứ không giải quyết mâu thuẫn, khơng thấy được q trình đấu tranh chuyển hóa giữa các mặt đối lập.

Ba là: Xuất phát từ nhận thức luận coi sự hiểu biết của con người không

cần qua thực tiễn, không cần đến tri thức kinh nghiệm (Không ra khỏi nhà mà biết được việc của thiên hạ, khơng nhìn ra ngồi cửa mà biết được đạo trời, càng đi xa càng biết ít) nên cốt lõi quan điểm chính trị - xã hội của Lão Tử là luận điểm “vô vi”.

Vô vi không phải là thụ động, bất động hay không hành động mà là hành động theo bản tính tự nhiên, thuần phác, khơng hành động một cách giả tạo gị ép trái với bản tính tự nhiên của đạo. Nếu áp đặt ý chí của mình vào sự vật, hiện tượng là trái với vơ vi. Con người không cần can thiệp vào xã hội mà để nó phát triển tự nhiên, con người càng bày đặt ra nhiều càng khó trị. Con người cũng khơng nên rèn mình mà cứ để cho nó phát triển theo bản tính tự nhiên vốn có. Trong cuộc sống con người khơng nên tranh giành, cái gì đến nó sẽ đến, cái gì đi nó sẽ đi.

Từ đó, tuy Đạo gia đề cao những tư tưởng về từ, ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, tri túc... nhưng trên cơ sở phải từ bỏ những gì là nhân tạo thiếu tính đạo pháp tự nhiên. Quan niệm này đã dẫn đến chủ trương một cuộc sống, một phong cách sông đạo chối bỏ mọi truyền thống nhân tạo: những chuẩn mực đạo đức, pháp luật ... xa lánh tri thức, kỹ xảo, công nghệ. Thực chất, đây là tư tưởng phục cổ, quay về với xã hội theo mơ hình cộng sản ngun thủy.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 31 -32 )

×