Thời kỳ Mác và Ăngghen

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 72 - 78)

VI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

6.2.1.Thời kỳ Mác và Ăngghen

Các Mác (1818-1885)

Ông sinh ngày 5/5/1818. Thời thơ ấu và niên thiếu của Mác trôi qua ở tỉnh Ranh, một vùng phát triển hơn cả về kinh tế và cũng chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp nhiều hơn cả của nước Đức.

Những ảnh hưởng tốt của gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội khác đã làm hình thành và phát triển ở anh thanh niên Mác xu hướng yêu tự do và nhân đạo chủ nghĩa. Trong luận văn tốt nghiệp trung học của mình với đề tài Những suy nghĩ của một người thanh niên khi chọn nghề, Mác viết: “Nếu một người chỉ lao động vì mình thơi, thì người đó có thể trở nên một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái lớn, một nhà thơ tuyệt vời, nhưng người đó khơng bao giờ có thể trở thành một con người thực sự hoàn thiện và vĩ đại”. Và “ nếu một người chọn nghề trong đó người ấy có thể làm được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm thấy khơng phải một sự vui sướng ích kỷ, hạn chế và đáng thương mà hạnh phúc của người đó sẽ thuộc về hàng triệu người”

Phẩm chất tinh thần đạo đức nhân đạo chủ nghĩa đã trở thành định hướng giá trị cho cuộc đời sinh viên của Mác, đồng thời nó được phát triển đưa Mác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng. Ở Mác, việc nghiên cứu triết học trở thành niềm say mê của nhận thức nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người. Luận án tiến sỹ của Mác thể hiện rõ tinh thần dân chủ cách mạng và quan điểm vô thần. Song, do còn ảnh hưởng Hêghen, nên thế giới quan triết học của mác nhìn chung lúc này vẫn là nhà duy tâm. Sự kết hợp chặt chẽ hoạt động lý luận với thực tiễn đấu tranh cho dân chủ chống chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ Phổ đã tạo nên sự chuyển biến tư tưởng của Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.

Sự chuyển biến bước đầu diễn ra trong thời kỳ Mác làm việc ở Báo Sông Ranh. Tháng 5-1842, Mác bắt đầu cộng tác với Báo Sơng Ranh; tháng 10 năm đó, ơng trở thành biên tập viên và đóng vai trị linh hồn của tờ báo, làm cho nó trở thành cơ quan của phái dân chủ - cách mạng.

Về thế giới quan triết học, nhìn chung Mác vẫn đứng trên lập trường duy tâm trong việc xem xét bản chất nhà nước. Nhưng việc phê phán chính quyền nhà nước đương thời đã cho Mác thấy rằng, cái quan hệ khách quan quyết định hoạt động của nhà nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã tìm cách chứng minh bằng triết học mà là những lợi ích; cịn chính quyền nhà nước lại là “cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích tư nhân”.

Như vậy, qua thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập lý tưởng tự do trong thực tế đã làm nảy nở khuynh hướng duy vật ở Mác; tinh thần dân chủ cách mạng sâu sắc đã trở nên không dung hợp với triết học duy tâm tư biện. Vì thế, sau khi Báo Sơng Ranh bị cấm ( từ ngày 1-4-1843), Mác đặt ra cho mình nhiệm vụ duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội và nhà nước, cũng như phát hiện những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách mạng.

Trong thời gian ở Croixơnắc (tháng 5 - tháng 10-1843) Mác đã tiến hành phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, qua đó phê phán chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen nói chung. Song song với việc viết “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen ông đã nghiên cứu lịch sử một cách cơ bản. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Mác đã nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm duy vật của triết học Phơbách, đồng thời đã nhận thức được những mặt yếu trong triết học của Phơbách, nhất là việc xa rời những vấn đề chính trị nóng hổi. Sự phê phán sâu rộng đối với triết học Hêghen, việc khái quát những kinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn của triết học Phơbách đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm của Mác.

Cuối tháng 10 năm 1843 Mác sang Pari. Ở đây, khơng khí chính trị sơi sục và sự tiếp xúc của Mác với các đại biểu của giai cấp vô sản đã dẫn đến bước chuyển dứt khốt của ơng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Các bài báo của mác bàn về “vấn đề Do thái” và “góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”; lời nói đầu đăng trong tạp chí “Niên giám Pháp Đức” được phát hành tháng 2 năm 1844 - đã đánh dấu bước hồn thành sự chuyển biến đó. Tư tưởng về vai trò lịch sử tồn thế giới của giai cấp vơ sản là điểm xuất phát của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Từ đó, q trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học cũng đồng thời là quá trình hình thành chủ nghĩa cộng sản khoa học, thế giới quan vô sản cách mạng. Cũng trong thời gian ấy, thế giới quan cách mạng của Ăngghen đã hình thành một cách độc lập với Mác.

Ph. Ăngghen (1820-1895)

Ông sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820, trong một gia đình chủ xưởng sợi. Lê nin đã nhận xét, khi còn là học sinh trung học, Ăngghen đã căm ghét sự chuyên quyền và độc đoán của bọn quan lại. Việc nghiên cứu triết học trong thời

gian ở Béclin khi làm nghĩa vụ quân sự - đã dẫn ông đi xa hơn. Song, chính thời gian gần hai năm, từ mùa thu 1842, sống ở Anh, việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia vào phong trào công nhân đã dẫn đến bước chuyển biến căn bản trong thế giới quan của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.

“Niên giám Pháp-Đức” cũng đăng các tác phẩm phác thảo “Góp phần phê phán kinh tế học chính trị” và “Tình cảnh nước Anh”, “Tômát Caclây”, “Quá khứ và hiện tại” của Ăngghen gửi đến từ Mansétxtơ. Các tác phẩm đó cho thấy ở Ăngghen, quá trình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ - cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản cũng đã hồn thành. Ơng đã đứng trên quan điểm duy vật và lập trường của chủ nghĩa xã hội để phê phán kinh tế học chính trị của A.Xmit và Đ.Ricácđơ, vạch trần quan điểm chính trị phản động của Cáclây, một người phê phán chủ nghĩa tư bản trên lập trường của giai cấp quý tộc phong kiến.

Sự nhất trí về tư tưởng đã dẫn đến tình bạn vĩ đại của Mác và Ăngghen, gắn liền tên tuổi của hai ông với sự ra đời và phát triển một thế giới quan mới mang tên Mác - thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản.

Mác và Ăngghen xây dựng và hoàn thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1895).

Trong tác phẩm chưa hoàn thành viết năm 1844 - Bản thảo kinh tế - triết học - Mác trình bày những quan điểm kinh tế và triết học của mình thơng qua việc phê phán kinh tế học chính trị cổ điển Anh và tiếp tục phê phán triết học Hêghen nhất là phép biện chứng với “hạt nhân hợp lý” của nó. Những quan điểm mới của Mác được thể hiện trong việc phân tích sự tha hóa của lao động và phạm trù “lao động bị tha hóa”. Khác với các nhà tư tưởng trước đây, cắt nghĩa sự ra đời chế độ sở hữu tư nhân tư bản do tính tham lam, ích kỷ của con người, Mác cho rằng sở hữu tư nhân được sinh ra do lao động bị tha hóa nhưng sau đó lại trở thành nguyên nhân của sự tha hóa của lao động và sự tha hóa con người. Sự tha hóa đó đạt tới đỉnh cao của sự phát triển trong chủ nghĩa tư bản, thể hiện ở sự tha hóa của sức lao động cũng như ở quá trình hoạt động và sản phẩm của lao động; từ đó, dẫn tới “sự tha hóa của con người khỏi con người”. Bởi vậy, việc khắc phục sự tha hóa ấy chính là sự xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân. Sự giải phóng người cơng nhân khỏi “lao động bị tha hóa” dưới chủ nghĩa tư bản cũng là khắc phục lao động bị tha hóa nói chung, là sự giải phóng con người nói chung. Đó cũng là sự luận chứng cho tính tất yếu của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển xã hội. Mặc dù sự luận chứng dựa trên quan niệm duy vật về lịch sử, cịn ở trình độ chưa chín muồi về lý luận, song nó đã cho phép phân biệt quan niệm về chủ nghĩa cộng sản của Mác với những quan niệm chủ nghĩa bình qn vốn có của các mơn phái chủ nghĩa cộng sản khơng tưởng.

- Sự hình thành quan niệm duy vật về lịch sử đánh dấu cái mốc quan trọng trong quá trình xây dựng những nguyên lý của triết học Mác. Nó được trình bày trong những tác phẩm viết chung của Mác và Ăngghen : “Gia đình thần thánh”

được xuất bản tháng 2 năm 1845, và “Hệ tư tưởng Đức” được viết từ tháng 11 năm 1845 và đã hoàn thành về cơ bản tháng 4 năm 1845 nhưng không xuất bản được. Trong “Gia đình thần thánh” đã chứa đựng “quan điểm hầu như đã hình thành của Mác về vai trị cách mạng của giai cấp vô sản” và cho thấy “Mác đã tiến gần như thế nào đến tư tưởng cơ bản của tồn bộ “hệ thống” của ơng,... tức là tư tưởng về những quan hệ xã hội của sản xuất” . Đến “Hệ tư tưởng Đức”, quan điểm duy vật lich sử đã được trình bày ít nhiều có hệ thống. Xuất phát từ sự xem xét một cách duy vật con người và những điều kiện vật chất cho hoạt động của con người là tiền đề của lich sử, Mác và Ăngghen đã đi tới phát hiện biện chứng giữa lục lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong sự phát triển xã hội; từ đó, các ông đã làm sáng tỏ một hệ thống các phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết quả chủ yếu của quan điểm duy vật lịch sử là kết luận về tính tất yếu của cuộc cách mạng vô sản. Trong “Hệ tư tưởng Đức” học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học biểu hiện ra như một hệ quả trực tiếp của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Những kết quả lý luận đã đạt được tiếp theo của Mác và Ăngghen bằng các tác phẩm: “Sự khốn cùng của triết học” và “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” thực sự đó là những cơ sở khoa học và thực tiễn được hai ơng trình bày một cách rõ ràng và hoàn thiện hơn.

- “Sự khốn cùng của triết học” được Mác viết trong thời gian từ tháng 4 năm 1847 đến tháng 6 năm 1847 là tác phẩm chín muồi đầu tiên của chủ nghĩa Mác. Trong đó, như chính Mác sau này đã nói, đã “chứa đựng dưới trạng thái phôi thai cái mà sau hai mươi năm lao động đã biến thành một học thuyết được trình bày trong bộ “Tư bản”.

- “Tuyên ngơn của Đảng cộng” sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác; trong đó, những cơ sở của chủ nghĩa Mác lần đầu tiên được trình bày một cách thiên tài dưới dạng hồn chỉnh và có hệ thống với sự thống nhất hữu cơ giữa những bộ phận cấu thành của nó.

Với “Tun ngơn của Đảng cộng sản”, chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, đã được hình thành. Nó tiếp tục được bổ sung, phát triển bằng hoạt động lý luận quên mình của Mác và Ăngghen trên cơ sở tổng kết những thành tựu khoa học và gắn bó với thực tiễn phong trào cơng nhân.

Các tác phẩm chủ yếu của Mác như “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, “Ngày 18 tháng Sương Mù của Lui Bônapáctơ”, “Nội chiến ở Pháp”, “Phê phán Cương lĩnh Gôt,.. cho thấy việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào cơng nhân có tầm quan trọng như thế nào trong sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng. Bộ “Tư bản” khơng chỉ là cơng trình độ sộ của Mác về kinh tế học mà còn là sự bổ sung, phát triển của học thuyết Mác nói chung.

Trong khi đó, Ăngghen đã phát triển triết học Mác thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các lý thuyết triết học duy tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật tầm thường ở những người muốn trở thành người mác-xít. Với những tác phẩm chủ yếu của mình như “Chống ĐuyRinh”, “Biện

chứng của tự nhiên”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, “Lútvích Phơbách và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức”,v.v, Ăngghen đã trình bày học thuyết Mác nói chung, triết học Mác nói riêng dưới dạng một hệ thống lý luận. Ngoài ra cũng cần chú ý rằng, những ý kiến bổ sung, giải thích của Ăngghen sau khi Mác mất đối với một số luận điểm của các ông trước đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác.

Tóm lại:

- Từ 1848-1871, bằng lăn lộn trong phong trào công nhân, phong trào cách mạng ở châu Âu, với các tác phẩm: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản-1848”, “Đấu tranh giai cấp ở Pháp-1850”, “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức-1851”, “Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ-1852”, “Góp phần phê phán kinh tế chính trị-1859”, “Bộ Tư bản - tập 1 -1867”,.. hai ông không chỉ khai sinh ra CNMLN mà còn khẳng định hùng hồn và khoa học về sự tất thắng của cách mạng vô sản, tuyên bố lý luận cách mạng không ngừng, làm rõ sự khác biệt về bản chất của Nhà nước vô sản với Nhà nước tư sản bằng chuyên chính vô sản, làm rõ biện chứng của lịch sử bằng hình thái kinh tế xã hội, thông qua làm rõ biện chứng của tự nhiên mà chỉ rõ sự tha hóa của lao động dưới chủ nghĩa tư bản. v.v.

- Từ 1871-1895, bằng thực tiễn lãnh đạo phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế, với các tác phẩm chủ yếu: “Phê phán Cương lĩnh Gôtha”, “Bộ tư bản (tập 2, 3, 4)”, “Chống Đuy Rinh”, “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước”, “Lút vích Phơ Bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, “Biện chứng của tự nhiên”,.. các ông đã luận giải tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH, khẳng định tính thống nhất của thế giới là vật chất, vận động là phương thức tồ tại của vật chất, không gian và thời gia là hình thức tồn tại của vật chất, phân biệt phép biện chứng với phép siêu hình, làm rõ cuộc đấu tranh của triết học trong lịch sử, mối quan hệ của triết học với các khoa học cụ thể (đặc biệt là khoa học tự nhiên), làm rõ nguồn gốc của loài người, của chế độ tư hữu và nhà nước, công khia tính đảng về bản chất của nhà nước, hoàn thiện quan điểm duy vật biện chứng và vận dụng vào đời sống xã hội cho ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử.

Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện

Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, khơng điều hịa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học. Trong các học thuyết triết học duy vật trước Mác đã chứa đựng khơng ít những luận điểm riêng biệt thể hiện tinh thần biện chứng. Song, do sự hạn chế của điều kiện xã hội và của trình độ phát triển

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 72 - 78)