Tô-mát Đa-canh (1225-1274)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 44 - 46)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

3.2.2.Tô-mát Đa-canh (1225-1274)

Ông sinh ở Italia, là nhà thần học, nhà triết học kinh viện nổi tiếng. Ngoài ra ơng cịn nghiên cứu những vấn đề pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Mười tám cuốn sách trong tuyển tập của ông hợp lại như một bộ bách khoa toàn thư về hệ thống tư tưởng thống trị thời trung cổ. Học thuyết của Tômát Đacanh được thừa nhận là triết học duy nhất chân chính của giáo hội Thiên chúa.

Tômát Đacanh cho rằng, đối tượng của triết học là nghiên cứu “chân lý của lý trí”, cịn đối tượng của thần học là “chân lý của lòng tin tôn giáo”. Thượng đế

là khách thể cuối cùng của triết học và thần học. Cho nên giữa triết học và thần học không mâu thuẫn, nhưng triết học thấp hơn thần học, giống như lý trí con người thấp hơn “lý trí của thần”.

Theo Tơmát Đacanh, giới tự nhiên là do trời “ sáng tạo ra từ hư vơ” và trật tự của nó, sự phong phú và hồn thiện của nó đều được quyết định bởi sự thông minh của trời. Mọi cái trên thế giới đều sắp xếp theo các bậc thang tôn ti trật tự, bắt đầu các sự vật khơng có linh hồn, tiến qua con người, tới các thiên thần, các thánh, và sau cùng đến các bản thân chúa Trời. Mỗi bậc ở dưới đều cố gắng đạt tới bậc trên; cịn tồn bộ hệ thống thì mong muốn tiến tới chúa Trời. Do đó, chúa Trời, Thượng đế là mục đích tối cao, là “quy luật” vĩnh cửu đứng trên mọi cái, thống trị mọi cái, là hình thức thuần túy tước bỏ vật chất, là nguyên nhân tác động cuối cùng của thế giới. Con người cũng do chúa Trời tạo ra “theo hình dáng của mình”, sống trên trái đất - trung tâm của vũ trụ. Mọi cái trong tự nhiên đều thích ứng với con người như thế nào là do chúa Trời quy định : mặt trời cho con người ánh sáng và sưởi ấm, mưa rơi để làm cho đất đai của con người có nước; cịn động đất và bão lụt phá hoại là do chúa Trời trừng phạt tội lỗi của con người. Theo Tômát Đacanh, đẳng cấp của mỗi người trong xã hội là do Trời sắp đặt, nếu người nào vượt lên cao hơn đẳng cấp của mình là có tội lỗi. Chính quyền nhà vua là do “ý của Trời”, thân xác con người phải phục tùng chính quyền nhà vua, còn quyền lực tối cao bao trùm hết thảy, thì thuộc về Giáo hội.

Trong việc giải quyết vấn đề bản chất của cái chung. Tômát Đacanh đứng trên lập trường duy thực ơn hịa, Ơng cho rằng, cái chung tồn tại trên ba phương diện : 1) nó tồn tại trước sự vật trong trí tuệ chúa Trời như là một mẫu mực lý tưởng của các sự vật riêng lẻ; 2) cái chung được tìm thấy trong các sự vật, nó chỉ tồn tại khách quan khi nó chứa đựng các sự vật riêng lẻ; 3) cái chung được tạo bằng con đường trừu tượng hóa của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.

Để chứng minh chúa Trời là động lực ban đầu, nguyên nhân ban đầu, cái tất nhiên ban đầu, sự hoàn thiện tuyết đối và là nguyên nhân tạo ra sự hợp lý của giới tự nhiên, Tômát Đacanh nêu ra những lý lẽ như sau : Thế giới không vận động vĩnh cửu, cần phải có động lực ban đầu; nguyên nhân tác động không phải là vô tận, cần có nguyên nhân đầu tiên; mọi sự vật của thế giới là ngẫu nhiên, cần có cái tất nhiên tuyết đối; sự hồn thiện của các sự vật có các giai đoạn khác nhau, cần phải có một thực thể hồn thiện tuyệt đối; tính hợp lý của giới tự nhiên khơng thể giải thích bằng ngun nhân tự nhiên, cần phải tồn tại một thực thể lý trí siêu tự nhiên điều chỉnh thế giới.

Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh áp dụng học thuyết về “ hình dạng” của Arixtốt. Theo ơng, mọi nhận thức diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể, chứ khơng phải mọi tồn tại của khách thể đều được tiếp thu, đó là hình ảnh của vật chất, chứ khơng phải bản thân sự vật. Ơng chia “hình dạng” thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính , trong đó, hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính, nhờ nó mà ta mới biết được cái chung chứa đựng nhiều thực thể riêng biệt. Cịn hình dạng cảm tính cũng có vai trị quan

trọng, nhờ nó mà cảm giác trở nên cảm thụ tích cực. Lý luận nhận thức của Tômát Đacanh là một bước tiến trong triết học kinh viện trung cổ, vì nó tiếp thu học thuyết của Arixtốt chứ khơng phải của Platơn. Tuy nhiên nó chỉ khơi phục về hình thức học thuyết của Arixtốt, chứ nó khơng lấy cái sinh khí, cái sống động, sự tìm tịi chân lý trong học thuyết của Arixtốt.

3.2.3. Đonxcốt (1265-1308)

Ông sinh ở Anh, nhà duy danh lớn nhất thế kỷ XIII. Vấn đề mối quan hệ giữa thần học và triết học là vấn đề chủ yếu mà ông quan tâm. Theo ông, đối tượng của thần học nghiên cứu Thượng đế, còn đối tượng của triết học nghiên cứu hiện thực khách quan - vật chất. Ở đây Đun Xcốt có ý tưởng cắt đứt mối liên hệ giữa triết học và thần học, trong chừng mực nào đó muốn giải phóng triết học khỏi ách áp bức của Giáo hội. Tuy nhiên, ơng vẫn đề cao vai trị của lịng tin, nhưng khơng hạ thấp q đáng vai trị lý trí. Theo ơng, Thượng đế là một tồn tại bất tận, có thể chứng minh được, nhưng dựa vào lý trí để nhận thức Thượng đế thì bị hạn chế, mà chủ yếu phải bằng lịng tin; lý trí chỉ nhận thức được ở tồn tại những gì mà nó khơng thể tách khỏi các tài liệu cảm tính. Cho nên, con người khơng có được một khái niệm nào về bản chất phi vật chất như chúa Trời, Thượng đế.

Là nhà duy danh luận, Đun Xcốt cho rằng cái chung không chỉ là sản phẩm của lý trí, nó có cơ sở trong bản thân các sự vật; nó vừa tồn tại trong sự vật với tính cách là bản chất của chúng, vừa tồn tại sau sự vật với tính cách là những khái niệm được lý trí con người trừu tượng hóa khỏi bản chất của sự vật.

Về nhận thức luận, Đun Xcốt cho rằng, tinh thần, ý chí là hình thức của thân thể con người, gắn liền với thân thể con người đang sống và do Thượng đế ban cho từ khi con người mới sinh ra. Trí thức được hình thành từ tinh thần và từ đối tượng nhận thức. Tinh thần tuy có sức mạnh to lớn trong nhận thức, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào đối tượng nhận thức; cũng có cái ý chí “khơng ai biết được” tựa hồ như quyết định tính chất hoạt động tinh thần của con người. Nhưng theo Đơn Xcốt, chỉ có những sự vật đơn nhất và cá biệt mới là thực tại cao nhất. Ông được coi là nhà duy danh nổi tiếng nhất của chủ nghĩa kinh viện giai đoạn hưng thinh.

IV. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG-CẬN ĐẠI4.1. Hoàn cảnh ra đời và các đặc điểm cơ bản 4.1. Hoàn cảnh ra đời và các đặc điểm cơ bản

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 44 - 46)