Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 62 - 63)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

5.1.2.Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

Do điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội hết sức đặc biệt của nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng, nhưng hình thức của nó thì cực kỳ “rối rắm” và có tính chất bảo thủ. Đây là một đặc điểm của triết học Đức thời kỳ đó. Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong hệ thống triết học của Hêghen. Triết học của ông bao chứa một nội dung cách mạng sâu sắc, đó là phép biện chứng, nhưng hệ thống (hình thức) triết học của ơng lại cực kỳ duy tâm, rối rắm và kéo theo những kết luận chính trị phản tiến bộ.

Đề cao vai trị tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học là một đặc điểm của của triết học cổ điển Đức. Trong đó thành tựu cơ bản là đã khẳng định: con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của q trình hoạt động của chính mình; tư duy và ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong q trình con người nhận thức và cải tạo thế giới; lịch sử phát triển của nhân loại là một quá trình phát triển biện chứng. Tuy nhiên, họ đã thần thánh hóa trí tuệ và sức mạnh của con người tới mức coi con người là chúa tể của tự nhiên.

Tiếp theo tư tưởng biện chứng trong triết học thời cổ đại, triết học cổ điển Đức xây dựng phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học đối lập với phương pháp tư duy siêu hình trong việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Giả thuyết tinh vân về sự hình thành vũ trụ của Cantơ; việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng làm cho phép biện chứng trở thành một khoa học đã thực sự mang ý nghĩa cách mạng trong triết học.

Triết học cổ điển Đức có các đặc điểm sau:

- Là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Thế giới quan và ý thức hệ này mang tính hai mặt, vừa chống lại, vừa thoả hiệp với giai cấp phong kiến Đức, nó mang tính bảo thủ, cải lương về chính trị-xã hội, mâu thuẫn với tính cách mạng và khoa học.

- Đặc biệt đề cao vai trị vị trí tích cực của con người. Các nhà triết học cổ điển Đức đã khẳng định con người là chủ thể, là kết quả, là sản phẩm của hoạt động tự nó, cho nó, vì nó; Thực tiễn cao hơn lý luận; Lịch sử chỉ là phương thức

tồn tại của con người; Cá nhân có thể làm chủ được vận mệnh của mình; Và cao hơn là tư tưởng về con người mang bản chất xã hội. Tuy nhiên, họ lại sùng bái tuyệt đối hố vai trị của lý tính, của tư duy. Biến tư duy của con người thành một thực thể độc lập với đời sống thực của nó, thực thể tinh thần tối cao làm căn nguyên để giải thích cho tất cả mọi cái, mọi hiện tượng đang hiện tồn.

- Dù là biện chứng duy tâm, nhưng các nhà triết học cổ điển Đức, lần đầu tiên đã làm cho phép biện chứng tồn tại với tư cách là một phương pháp nhận thức tự giác có tính đồng kết, được biểu hiện chặt chẽ qua hệ thống các khái

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 62 - 63)