Gicdanơ Brunơ (1548-1600)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 50 - 51)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

4.2.2.Gicdanơ Brunơ (1548-1600)

Ông là người Ý. Triết học phiếm thần luận của ông là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng duy vật thời phục hưng. Những tác phẩm chính của ơng là:”Diệt trừ con thú vật hoành hành” (1584), “về tính vơ tận, vũ trụ và thế giới” (1584), “Về bộ ba, về cái ít nhất và về mức dộ” (1591), “Về cái không đo được và những cái khơng tính được” (1591), “ Về đơn tử, số và hình” (1591).

Bru-nơ tiếp thu học thuyết “ mặt trời là trung tâm” của Côpécnic, đồng thời kế thừa tư tưởng duy vật và vô thần của các nhà duy vật cổ đại,xây dựng quan niệm duy vật mới về vũ trụ. Ông nêu ra cái phạm trù duy nhất ; đó chính là Thượng đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên được hiểu như một thế giới độc lập, không do một cái gì sáng tạo ra cả. Ơng đã đồng nhất Thượng đế với giới tự nhiên.

Tuy nhiên, Thượng đế chỉ được Brunơ thừa nhận về danh nghĩa. Ơng nêu ra quan niệm về tính thống nhất vật chất của vũ trụ :” Mọi sự vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật. Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta”. Theo ông, vũ trụ là vơ tận, ngồi hệ thống mặt trời của chúng ta cịn có vơ số thế giới tồn tại, quả đất là hạt bụi nhỏ trong khoảng mênh mông vô tận của vũ trụ; khơng có hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ, sự sống và con người có thể có trên nhiều hành tinh khác của vũ trụ bao la; khơng có chúa trời nào thống trị vũ trụ cả.

Theo Brunơ giới tự nhiên có một sức tự sinh sản nội tại, nhờ đó nó trở thành nguyên nhân của mọi sự vật, đồng thời cũng là cơ sở của chúng, vì “tự nhiên là các Chúa Trời trong các sự vật”, nhiệm vụ của triết học là nhận thức thực thể thống nhất, tức là nguyên nhân và cơ sở của mọi hện tượng tự nhiên. Quan điểm đó của ơng gắn liền với phiếm thần luận :”Khắp thế giới đều có linh hồn”, mọi vật tự nhiên đều có linh hồn.

Brunơ có vai trị quan trọng trong sự phát triển phép biện chứng. Ông nêu ra tư tưởng biện chứng về “ sự phù hợp của các mặt đối lập” trong sự thống nhất vô tận của vũ trụ. Theo ông, trong giới tự nhiên, mọi cái đều liên hệ với nhau và đều vận động, kể từ hạt vật chất nhỏ nhất - nguyên tử, đến vô số thế giới của vũ trụ vô tận; cái này tiêu diệt, cái kia ra đời; tình yêu chuyển thành căm thù và ngược lại; nhiều chất độc là những thứ thuốc tốt nhất; trong giới tự nhiên cái tối đa và cái tối thiểu phù hợp với nhau.Theo ông, cái tối thiểu trong triết học không phải là nguyên tử mà là đơn tử, cái tối đa trong triết học là giới tự nhiên vô tận.

Nhận thức luận của Brunơ có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của triết học. Ông đã nêu ra quan niệm biện chứng trong việc nhận thức giới tự nhiên:”Ai muốn nhận thức những bí mật của giới tự nhiên , thì hãy xem xét cái tối thiểu và cái tối

đa của những mâu thuẫn và những mặt đối lập”. Ơng phân chia q trình nhân thức thành ba giai đoạn : giai đoạn đầu là cảm giác, giai đoạn thứ hai là lý trí, giai đoạn cao là trí tuệ (trong một số trường hợp ơng chia thành bốn giai đoạn).

Chính vì triết học duy vật của Brunô chống chủ nghĩa kinh viện và chống những người đứng đầu Giáo hội, nên ông đã bị Giáo hội thiêu sống.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 50 - 51)