Gioóc Béccli (1685-1753)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 55 - 57)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

4.2.5.Gioóc Béccli (1685-1753)

Gic Béccli sinh ra trong một gia đình q tộc ở miền Nam Ailen; học ở trường tổng hợp Đu-blin, say mê nghiên cứu thần học, toán học và triết học; từ 1734-1752 làm giáo chủ ở I-ếc-lăng; mất ở Ôcpho.

Trước sự thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa duy vật ở thế kỷ XVII, trước tinh thần nhân bản của các nhà khai sáng lúc đó, giám mục Béccli có tham vọng "khơi phục trên tồn thế giới cái tinh thần đức hạnh đã bị xuyên tạc".

Béccli là đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ơng có nhiều tác phẩm như "Kinh nghiệm của thuyết thị giác mới" (1709), "Bàn về những nguyên tắc của nhận thức con người" (1710) v.v...Có thể khái quát, những nội dung chính của triết học Béccli như sau:

Điểm xuất phát của triết học Béc-cli là kinh nghiệm cảm tính hiểu theo nghĩa là tổng hợp những biểu tượng hay những cảm giác. Theo ông, những cảm giác này không phản ánh thực tại khách quan, mà chính chúng là thực tại khách quan chân chính. Ơng viết:"Tơi khơng phải cho rằng sự vật biến thành biểu tượng, mà nói đúng hơn là cho rằng biểu tượng biến thành sự vật" .

Béccli đã sử dụng quan điểm của Lốccơ trong việc phân chia "đặc tính có trước" và "đặc tính có sau" của sự vật, bác bỏ khuynh hướng duy vật của Lôccơ và từ đó đi đến chủ nghĩa duy tâm, lẫn lộn cả "đặc tính có trước" và "đặc tính có sau" với cảm giác của chúng ta. Ơng nói: "Nếu biểu tượng biến thành sự vật , mà biểu tượng thì khơng tồn tại ngồi trí óc, cho nên sự tồn tại của chúng là ở chỗ được tri giác hay được nhận thức, và do đó, nếu trong hiện thực chúng khơng được tơi trí giác hay khơng có ở trong trí óc một tính thần nào khác, thì tức là chúng khơng tồn tại, hoặc tồn tại trong trí óc một tinh thần vĩnh viễn nào đó ...". Thực chất luận điểm này là : tồn tại là được tri giác; cái gì ngồi tri giác là khơng tồn tại, triết học Béccli là duy ngã luận : ngồi cá nhân "Tơi" ra khơng cịn gì cả, tất cả mọi sự vật họp thành vũ trụ đều phụ thuộc vào tri giác của "Tôi", nếu "tôi" không tri giác hay cảm giác thì chúng khơng tồn tại.

Đồng thời, ta cũng thấy, ở Béccli có sự chuyển từ lập trường duy ngã sáng chủ nghĩa duy tâm khách quan. Ông thừa nhận ngồi sự tồn tại của cá nhân "tơi", và sự tồn tại của những "tinh thần" của người khác cịn có "một tinh thần vĩnh viễn" - thượng đế. Điều này được thể hiện rõ ràng khi ông cho rằng triết học của ơng sẽ là vơ ích nếu như nó "khơng gợi cho các độc giả thực tâm tin vào sự hiện diện và kính nể chúa ... và sự hoàn thiện tối cao của bản chất con người là ở việc nhận thức và thực hiện các giáo lý trong Phúc âm" . Trong cuốn "Ba cuộc nói chuyện", Béccli viết: "...Có một tinh thần vĩnh viễn phổ biến khắp nơi, tinh thần ấy nhận thực và bao trùm tất cả mọi vật, nó vạch ra con mắt chúng ta thấy sự vật ấy như những cái phù hợp với những quy tắc mà chính nó định ra và do chúng ta định nghĩa là quy luật của tự nhiên". Tuy nhiên, chủ nghĩa Béccli vẫn là duy ngã luận triệt để.

Hai là, khơng có chân lý khách quan.

Nhiệm vụ chính của chủ nghĩa duy tâm Béccli là đấu tranh chống lại nhận thức luận duy vật, lấy sự thừa nhận thế giới bên ngoài phản ánh vào ý thức của con người làm cơ sở cho những lập luận của mình.

Từ chỗ phủ nhận tồn tại khách quan của thế giới vật chất, Béccli đã đi đến phủ nhận chân lý khách quan. Ơng cho rằng, tìm chân lý không phải trong sự phù hợp của tri thức với sự vật bên ngồi mà ở tính rõ ràng của các tri giác cảm tính, ở tiêu chuẩn "ý kiến chung" là so sánh sự thật của ý thức con người không phải với hiện thực khách quan, mà với ý thức của người khác.; ở sự đơn giản và dễ hiểu của các quan niệm; và ở sự phù hợp của tri thức với ý thức và tuân theo ý chúa.

Triết học duy tâm chủ quan của Béc-cli về sau được Đavít Hium, Makhơ và những mơn đồ của Ma-khơ phát triển và ngày nay được tồn tại dưới nhiều hình thức biến tướng mới.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 55 - 57)