Lênin phát triển triết học Mác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 78 - 80)

VI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

6.2.2.Lênin phát triển triết học Mác

V.I.Lênin (1870-1924) tốt nghiệp trung học năm 1887, tốt nghiệp Đại học 1891, bắt đầu hoạt động mac-xit từ 1888, từ 1893 đã là lãnh tụ mac-xit ở Petecpua.

V.I.Lênin (1870-1924) đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác để giải quyết những nhiệm vụ của cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong q trình đó ơng đã có đóng góp khơng thể thiếu được vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.

Trong những tác phẩm lớn ban đầu của mình như: “Những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao?”, “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán nó trong cuốn sách của Xtơruvê”, Lê nin đã vạch trần phẩm chất phản cách mạng, giả danh “Người bạn của nhân dân” của bọn dân túy ở Nga vào những năm 90 của thế kỷ XIX. Về triết học ông đã phê phán quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử của những người dân túy. Trong cuộc đấu tranh đó, Lênin khơng những đã bảo vệ chủ nghĩa Mác khỏi sự xuyên tạc của những người dân túy mà còn phát triển, làm phong phú thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là lý luận về hình thái kinh tế-xã hội của Mác.

Ở nước Nga, sau thất bại cuộc cách mạng 1905-1907, những người theo chủ nghĩa Ma-khơ viện cớ bảo vệ chủ nghĩa Mác thực chất là đã xuyên tạc triết học mác-xít. Trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” xuất bản năm 1909, Lênin không chỉ phê phán quan điểm duy tâm, siêu hình của những người theo chủ nghĩa Makhơ mà còn bổ sung, phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên sự phân tích, khái quát những thành tựu khoa học mới nhất, truớc hết là khoa học tự nhiên hồi đó. Định nghĩa của Lênin về vật chất với tính cách là một phạm trù triết học, sự vận dụng một cách xuất sắc phép biện chứng làm sâu sắc nhiều vấn đề căn bản của nhận thức luận mác-xít đã đem lại cho chủ nghĩa duy vật triết học mác-xit một hình thức mới.

Việc nghiên cứu những vấn đề triết học được Lênin tiến hành vào những năm chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức giai đoạn độc quyền - nhà nước của chủ nghĩa tư bản và giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn cách mạng vô sản. Qua “Bút ký triết học” - gồm những ghi chép và nhận

xét của Lênin khi đọc các tác phẩm của nhiều nhà triết học, được thực hiện chủ yếu trong những năm từ 1914-1915 - cho thấy ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu về phép biện chứng, nhất là ở triết học Hêghen. Ông đã tiếp tục khai thác cái hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen để làm giàu thêm phép biện chứng duy vật, đặc biệt là lý luận về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được coi là hạt nhân của nó. Tinh thần sáng tạo của tư duy biện chứng cũng đã giúp cho Lênin có những đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác về triết học xã hội như vấn đề nhà nước, cách mạng bạo lực, chun chính vơ sản, lý luận về Đảng kiểu mới... Luận điểm của Lênin về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội bắt đầu ở một số nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ, được rút ra từ sự phân tích quy luật phát triển khơng đều của chủ nghĩa tư bản, đã có một ảnh hưởng rất lớn đối với tiến trình cách mạng ở nước Nga cũng như trên tồn thế giới.

Trong khi lãnh đạo cơng cuộc xây dựng những cơ sở ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Lênin đã tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển chủ nghĩa Mác và triết học Mác nói riêng. Đồng thời ơng đã nêu lên những mẫu mực về sự thống nhất thái độ tính Đảng và yêu cầu sáng tạo trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác. Ơng khơng chỉ phê phán khơng khoan nhượng đối với mọi loại kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn kịch liệt phê phán những người nhân danh lý luận của Mác trên lời nói nhưng thực tế là xa rời học thuyết của Mác, dù vơ tình hay hữu ý. Để bảo vệ học thuyết của Mác, Lênin chú trọng tổng kết kinh nghiệm cách mạng và dựa vào những thành quả mới nhất của khoa học để bổ sung, phát triển lý luận mà Mác và Ăngghen để lại. Với thái độ khoa học và cách mạng, khi cần thiết, ông chấp nhận phải “thay đổi một cách căn bản” quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội, phải “làm lại” công việc xây dựng của chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận mọi thứ biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều. Chính vì thế mà một giai đoạn mới trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng đã gắn liền với tên tuổi của Lênin.

Tóm lại:

- Từ 1893-1907, với các tác phẩm: “Những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao?”, “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán nó trong cuốn sách của Xtơruvê về nội dung đó”, “Làm gì? Những vấn đề cấp bách trong phong trào chúng ta”, “Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”,.. Lênin đã vạch ra sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, bổ sung và hoàn thiện lý luận hình thái kinh tế-xã hội, học thuyết đấu tranh giai cấp, lý luận cách mạng không ngừng.

- Từ 1907-1917, với các tác phẩm tiêu biểu “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “Bút ký triết học”, “Nhà nước và cách mạng”,.. Lênin đã giải quyết tốt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hệ thống những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức, hoàn thiện quan niệm của chủ nghĩa Mác về chân lý, về vai trò của thực tiễn trong nhận thức, khẳng định phép biện chứng duy vật là khoa học về sự phát triển, làm rõ sự thống nhất giữa phép biện chứng với lý luận nhận thức và lôgic học, làm rõ

nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, phát triển lý luận về cách mạng XHCN về HTKT-XHCN.

- Từ 1917-1924, với các tác phẩm “Bệnh ấu trỉ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản”, “Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrốtxky và Bukharin”, “Về chính sách kinh tế mới”, “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu”,.. Lênin đấu tranh thắng lợi chống chủ nghĩa tả khuynh, khẳng định vai trò của kinh tế thị trường trong xây dựng CNXH, vai trò của giác ngộ lý luận Mác-Lênin với hoạt động thực tiễn...

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 78 - 80)