Phơrănxi Bêcơn (1561-1626):

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 52 - 55)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

4.2.4.Phơrănxi Bêcơn (1561-1626):

Phơrăn-xi Bêcơn (1561-1626): là con một thượng thư báo chí bên cạnh nữ hoàng Elidabét. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã làm nhiều công việc khác nhau: ngoại giao, tư pháp, thượng thư báo chí, được bầu vào nghị viện, làm Thủ tướng Anh, được phong bá tước. Bêcơn là người sáng lập chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm hiện đại.Bắt đầu từ Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sáng một giai đoạn mới.

Quan niệm của Bêcơn về vai trò và nhiệm vụ của triết học và khoa học.

Theo Bêcơn, sự phát triển của khoa học và triết học là nền tảng của công cuộc cách tân đất nước, là cơ sở lý luận cho công cuộc xây dựng phồn vinh đất nước, phát triển kinh tế, xóa bỏ bất cơng và tệ nạ xã hội. Và do đó, ơng khẳng định : “ Mục đích của xã hội chúng ta là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được” . Chịu ảnh hưởng của quan niệm “triết học là khoa học của các khoa học”ông cho rằng, triết học là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế, về giới tự nhiên và về bản thân con người. Và do đó, nó bao gồm ba học thuyết:1)Học thuyết về Thượng đế, nghiên cứu khoa học về thần học và tự nhiên, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó (phân biệt với thần học Thượng đế dưới góc độ tơn giáo); 2) Học thuyết về tự nhiên (Bê-cơn đồng nhất với khoa học tự nhiên); 3) Học thuyết về con ngưòi (nhân bàn học). Theo Bêcơn nhiệm vụ triết học là cải tạo lại toàn bộ các tri thức mà con người đã đạt tới thời đại đó; “nắm bắt trật tự của giới tự nhiên” xây dựng “trong trí tuệ con người một kiểu mẫu của thế giới giống như nó tồn tại thực tế, chứ không phải giống như cái mà tư duy gợi cho mỗi một người” ; và “hiệu quả của sự sáng chế thực tiền là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học” .

Về bản thể luận triết học.

Trong quá trình xây dựng bản thể luận triết học của mình, Bêcơn đã xuất phát từ lý luận của các nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp, đặc biệt là lý luận Hơmêơnêri của Anaxago, về ngun tử của Đêmơcrít và cải biến học thuyết của Arixtốt theo hướng duy vật. Các nhân vật này “thường được ông dẫn ra như là những nhân vật có uy tín” (C.Mác). Tuy nhiên, Bêcơn không dừng lại ở quan điểm của họ, mà làm phong phú quan niệm của mình về bản thể luận triết học bằng những kết luận mới của khoa học tự nhiên.

Đối với Bêcơn, sự tồn tại của thế gíới vật chất khách quan là khơng thể tranh cãi được ; khoa học khơng thể biết cái gì ngồi thế giới vật chất cả. Ông tiếp thu những điểm hợp lý trong quan niệm về “hình dạng” của A.rixtốt quan niệm về cấu trúc bên trong của các sự vật của các nhà nguyên tử luận và cho rằng “hình dạng” là bản chất của sự vật “tự nhiên”, tức là các sự vật mà con người nhận biết được bằng các cảm giác là sự biểu hiện ra bên ngồi của “hình dạng”. Đó chính là hiểu biết của con người về vật chất. Ở đây, Bêcơn khẳng định sự thống nhất giữa“hình dạng” và “tự nhiên” ơng khơng quy vật chất về những đơn vị đồng nhất thiên về số lượng thuần túy; ơng tìm thấy trong vật chất những “hình dạng” và “tự nhiên” , tức bao gồm cả tính đa dạng lẫn tính thống nhất của thế giới.

Bêcơn khẳng định vật chất không tách rời vận động; nhận thức bản chất của các sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Mác đã nhận xét : Đối với Bêcơn “Trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là dặc tính thứ nhất và cao nhất,khơng những với tính cách là vận động máy móc và tốn học mà hơn nữa với tính cách là bản năng, sinh khí... của vật chất” .

Bêcơn đã tiến hành phân loại các hình thức vận động. Ơng nêu ra 19 hình thức vận động:1) vận động xung đối; 2) vận động móc nối, kết hợp; 3)vận động giải phóng, thơng qua sự vật thốt khỏi áp lực; 4) vận động trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới; 5) vận động liên tục; 6) vận động có lợi; 7) vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ; 9) vận động từ tính; 10) vận động sản sinh; 11) vận động chạy trốn; 12) vận động thức tỉnh; 13) vận động mô tả, ghi nhận; 14) vận động ngoại tuyến; 15) vận động theo xu hướng; 16) vận động hùng tráng; 17) vận động tự quay; 18) vận động rung động; 19) đứng yên. Ở đây, tính chất duy vật siêu hình của Bêcơn dược thể hiện ở chỗ, hầu như ơng đã quy vận động thành các hình thức vận động cơ học. Song, cống hiến mới của ông là đã coi đứng yên là một hình thức vận động; coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất; và ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy tính bảo tồn vật chất của thế giới.

Quan niệm duy vật của Bêcơn được mở rộng sang lĩnh vực nghiên cứu bản chất của linh hồn (ý thức). Ông cho rằng “linh hồn biết cảm giác”, tồn tại trong óc người và vận động theo các dây thần kinh và mạch máu, nó chính là “một vật thể, thể xác là vật chất chân chính” - nó cũng giống như lửa và khơng khí. Quan niệm về ý thức của ông là quan niệm duy vật tầm thường, không vượt xa hơn nhiều so với các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại.

Về lý luận nhận thức

Đóng góp lớn của Bêcơn về mặt triết học chính là lý luận nhận thức. Ơng là người đầu tiên xây dựng phương pháp quy nạp thành một hệ thống có giá trị trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp qui nạp của ơng được trình bày trong tác phẩm “Ơocganôn mới”. Lý luận nhận thức của ông nêu lên và giải quyết những vấn đề dưới đây:

Một là : khơng có tri thức bẩm sinh, mọi tri thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm và thực hiện sự “chế biến” những kinh nghiệm đó thành một hệ thống,

nhờ đó cho ta biết được bản chất, quy luật của sự vật. Trong luận điểm này, Bêcơn tỏ ra là nhà triết học duy vật có xu hướng biện chứng trong việc giải thích mối quan hệ giữa trực quan cảm tính và tư duy lý tính. Ơng ví những người theo kinh nghiệm luận máy móc thiển cận giống như con kiến bị loanh quanh, cịn những người giáo điều thì như con nhện chăng những cái mạng vơ hình, vơ nghĩa. Theo ơng, nhà khoa học chân chính phải như con ong biết cóp nhặt nhị hoa tạo ra “mật khoa học”.Tuy nhiên, Bê-cơn chưa lý giải được quan hệ biện chứng của việc phát triển từ nhận thức cảm tính lên lý tính, cũng như phép biện chứng của tư duy lý tính.

Thực chất trong lý luận nhận thức của Bêcơn là hướng tư duy và trí tuệ vào khái quát và diễn giải những tư liệu do cảm tính mang lại”chế biến” lại tựa như con ong biến nhụy hoa thành mật ong. Phương pháp nhận thức bằng kinh nghiệm, thực nghiệm do Bêcơn xây dựng, đáp ứng nhu cầu của khoa học tiên tiến và khoa học chân chính cần xuất phát từ bản thân sự vật, trong thế giới khách quan chứ không phải từ những điều thần học hay ảo tưởng chủ quan. Theo Bêcơn, nhà khoa học sau khi bắt đầu từ sự thật, cần phải cải tiến suy nghĩ về sự thật và đi tới định lý, rồi từ định lý lại phải đi tới sự thật mới.

Hai là : Muốn nhận thức được giới tự nhiên một cách khoa học, đúng đắn người ta phải từ bỏ các ảo tưởng hay còn gọi là những ngẫu tượng đã thống trị và đang thống trị lâu nay. Đồng thời áp dụng phương pháp nhận thức tối ưu và phương pháp qui nạp.

Theo Bêcơn có bốn loại ảo tưởng (ngẫu tưởng) :1) ảo tưởng chủng tộc - là nhận thức sai lầm của nhóm người, lồi người do thường xun nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật; 2) Ao tưởng hang động là những nhận thức sai lầm của cá nhân do tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người, do hạn chế bởi sự tiếp xúc, sinh hoạt... của mỗi người làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật; 3) Ao tưởng công cộng xuất hiện do mọi người sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống, trong đó, bên cạnh những yếu tố tích cực, cũng chứa đựng khơng ít những điều lạc hậu; 4) Ao tưởng rạp hát là những ảnh hưởng có hại của những quan niệm, những học thuyết thống trị làm cản trở q trình nhận thức chân lý.

Cơng lao của Bêcơn trong học thuyết về ảo tưởng là đã đặt ra vấn đề cơ sở xã hội của quá trình nhận thức. Song ông chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ngẫu tượng. Ông mới chỉ nhận thấy khía cạnh nhận thức luận của vấn đề mà chưa thấy tính hạn chế lịch sử của thời đại và cơ sở kinh tế - xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội ảnh hưởng quyết định đến quá trình nhận thức.

Đi liền với việc tư bỏ các ảo tưởng, theo Bêcơn phải áp dụng phương pháp nhận thức mới, đó là phương pháp quy nạp gồm các bước:

Bước thứ nhất : Thông qua các giác quan con người nhận thức giới tự nhiên với sự đa dạng và sinh động của nó.

Bước thứ hai : Trên cơ sở những cái mà giác quan thu thập được, cần phải lập bảng, so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng.

Bước thứ ba :” Quy nạp thật sự”, “với những bậc phủ định” với việc vứt đi hay bài trừ những tài liệu kinh nghiệm thu được trong những điều kiện khác nhau để có thể xác định mối liên hệ nhân quả của các hiện tượng mà ta nghiên cứu. Đây là giai đoạn nhận thức quan trọng nhất giúp ta khám phá ra “hình dạng” tức là bản chất của sự vật.

Phương pháp quy nạp mới - quy nạp loại trừ do Bêcơn khám phá đã có tác dụng tiến bộ lớn trong sự phát triển tri thức thực nghiệm về giới tự nhiên. chính ơng đã dùng phương pháp của mình để xác định mối liên hệ giữa chuyển động và nhiệt.

Ba là: Trong lý luận nhận thức, Bêcơn đã không đứng vững trên lập trương vơ thần, mà thừa nhận chân lý có tính hai mặt: khoa học và thần học. Theo ơng khoa học và thần học không nên can thiệp vào công việc của nhau, rằng khoa học nghiên cứu cái mà thần học khơng thể có được, cịn thần học lại nghiên cứu cái mà khoa học không thể vươn tới.

Bêcơn viết:" ...Khoa học thật ra giống như những hình chóp mà nền móng duy nhất của nó phải là lịch sử và kinh nghiệm, và vì vậy nền móng của triết học tự nhiên phải là lịch sử tự nhiên; vật lý học là tầng gần nền móng nhất, cịn siêu hình học gần đỉnh nhất. Cịn về đỉnh cao chót của hình chóp - sự nhận thức chúa trời ...", "tơi khơng biết ... là lý trí con người có thể đạt được đến đó khơng" .

Về quan điểm chính trị - xã hội

Bêcơn chủ trương xây dựng nhà nước tập quyền, mạnh mẽ bảo vệ lợi ích của sự phát triển tư bản chủ nghĩa; chống lại đặc quyền của bọn quý tộc. Ông khẳng định sự phát triển cơng nghiệp và thương nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Ông chống lại những cuộc đấu tranh của nhân dân, mơ ước một xã hội phát triển bằng con đường giáo dục và bằng các phát minh kỹ thuật. Ông mong muốn nước Anh làm bá chủ thế giới, nô dịch các dân tộc khác. Tất cả những tư tưởng đó phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của giai cấp tư sản đang lên và tầng lớp quý tộc mới ở nước Anh vào thế kỷ XVII.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 52 - 55)