Triết học duy tâm của Platôn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 40 - 42)

c) Triết học Trang Tử

2.2.3.Triết học duy tâm của Platôn

Pla tơn (427-347 TCN)

Ơng tên thật là Aristơcle, vì có vóc người to lớn, vạm vỡ nên được gọi là Platơn. Ơng từng hoạt động chống phái dân chủ chủ nơ bảo vệ phái chủ nơ q tộc. Ơng đã bị bắt và bị đem ra chợ nô lệ bán. Khi được giải thốt ơng về Aten lập viện hàn lâm - trường đại học đầu tiên ở châu Âu.

Triết học của ông là hệ thống triết học duy tâm khách quan. Ơng là người đầu tiên xây dựng hồn chỉnh chủ nghĩa duy tâm khách quan đối lập với thế giới quan duy vật. Ông đã tiến hành cuộc đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật, đặc biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật lúc ấy như Hêraclít và Đêmơcrít.

Theo ơng, giới tự nhiên bắt nguồn từ những thực thể tinh thần, vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm. Ông cho rằng, để nhận thức được tâm lý, người ta phải từ bỏ mọi cái hữu hình cảm tính; phải có “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử đã quan sát được trong thế giới ý niệm. Thuyết “hồi tưởng” thần bí được xây dựng trên cơ sở thừa nhận tính bất tử, tính độc lập của linh hồn với thể xác.

Phép biện chứng của Platôn là biện chứng duy tâm, đường lối của ơng chống lại đường lối của Đêmơcrít. Những hiện tượng của tự nhiên bị ông quy thành những quan hệ tốn học. Đạo đức học được ơng xây dựng trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử.

Kẻ thù của chế độ dân chủ Aten, ông coi “chế độ quý tộc” - Nhà nước của tầng lớp chủ nô thượng lưu - là nhà nước lý tưởng.

Học thuyết triết học của ông dựa trên ba tiền đề lý luận sau : lý luận về cái phổ biến của Xôcrát; lý luận về tồn tại duy nhất bất biến của trường phái Elê, lý luận về con số, coi như bản chất chân thực của phái Pitago ông đã chia thế giới làm hai loại : Thế giới ý niệm tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn, tuyệt đối là cơ sở tồn tại của thế giới sự vật cảm tính. Thế giới sự vật cảm tính tồn tại khơng chân thực, luôn biến đổi và phụ thuộc và thế giới ý niệm, là cái bóng của ý niệm, do các ý niệm sinh ra. Như vậy, theo Platơn, ý niệm là cái có trước, là cái ngun mẫu và là bản chất của mọi sự vật, còn mọi sự vật đều là cái có sau, là sự mô phỏng, là bản sao của các ý niệm; bất kỳ sự vật nào cũng đều xuất hiện trong mối liên hệ với các ý niệm. Y niệm là các khái niệm, tri thức được khách quan hóa, chúng khơng được sinh ra, mất đi từ cái gì đó, mà tồn tại mãi mãi như thế từ xưa đến nay.

Tuy đứng trên lập trường duy tâm khách quan trong quan niệm về thế giới, coi sự vật chỉ là cái bóng của ý niệm. nhưng lịch sử ghi nhận triết học của ơng đóng vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu bản chất của khái niệm cũng như trong việc phát triển tư duy lý luận, thực hiệh một bước tiến trong việc chuyển triết học từ tư duy ẩn dụ tới tư duy khai niệm, tức là giải thích thế giới, giải thích một hiện tượng phải tìm hiểu nó ở mức độ khái niệm, mức độ tư duy lý luận.

2.2..4. Triết học Arixtốt

Arixtốt (384-322TCN) là đại biểu cho trí tuệ bách khoa của Hy Lạp cổ đại. Ăng Ghen coi ơng là khối óc bách khoa nhất trong số những nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Ông vùa nghiên cứu triết học, lôgic học, tâm lý học, khoa học tự nhiên, sử học, chính trị học, đạo đức học vừa nghiên cứu mỹ học ...

Sự phê phán của ông đối với Platơn là một đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, giới tự nhiên là tồn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động, biến đổi. Theo ơng, muốn giải thích thế giới vận động thì khơng cần đến những ý niệm của Platôn.

Tuy vậy, học thuyết của ông chưa vượt qua được những quan điểm thần học và mục đích luận, và do vậy mà mâu thuẫn với tất cả nhữnh cái tiến bộ trong “ khoa học bách khoa “ của ông . Suy cho cùng chúng gần với đường lối Pla tôn và bộc lộ chủ nghĩa duy tâm của Aritxtôt.

Ở Aritxtốt, chủ nghĩa duy tâm không là một hệ thống mà chỉ là một số quan niệm duy tâm tự mâu thuẫn với xu hướng duy vật trong triết học tự nhiên và nhận thức luận của ông.

Nhận thức luận của ông có vai trị to lớn trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Bác bỏ thế giới ý niệm của Platôn, ông thừa nhận thế giớ vật chất là đối tượng thực tế của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác.

Cảm giác luận và kinh nghiệm luận duy vật trong lý luận về nhận thức của ông đối lập với thuyết”hồi tưởng” của Platôn. Nếu Platôn coi nguồn gốc đuy nhất

của hiểu biết là do linh hồn bất tử nhớ lại thế giới “ý niệm “, thì Aritxtơt cho rằng ai không cảm giác là không nhận thức và khơng hiểu biết gì cả. Ở đây ơng là nhà cảm giác luận duy vật.

Phép biện chứng của ông thể hiện rõ trong cách giải thích cái chung và cái riêng. Nếu Platơn coi “ý niệm” với tính cách là cái chung hồn tồn tách rời khỏi sự vật với tính cách là cái riêng, thì Arixtốt lại đặt cái chung trong sự thống nhất với cái riêng.

Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho lơgic học - khoa học về những quy luật và những hình thức của tư duy. Theo ơng, lơgic học là lý luận về chứng minh theo hai hướng : Luận đoán cái chung từ cái riêng (quy nạp) và luận đoán cái riêng từ cái chung (diễn dịch). Lơgic học của ơng cịn nêu ra những ngun tắc của tư duy lơgíc (đồng nhất; không thừa nhận mâu thuẫn; loại trừ cái thứ 3, trong đó nguyên tắc khơng thừa nhận có mâu thuẫn là ngun tắc tối cao của tư duy), và nguyên tắc chứng minh lập luận 3 đoạn.

Do hạn chế lịch sử và là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô Hy Lạp cho nên về triết học, ông trù trừ giữa duy vật và duy tâm (nhị nguyên luận); về chính trị ơng bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu trong giai cấp chủ nô, khinh miệt nô lệ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 40 - 42)