Gioógiơ Vinhem Phriđrich Hêghen (1770-1831)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 65 - 68)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

5.2.2. Gioógiơ Vinhem Phriđrich Hêghen (1770-1831)

Ông là nhà biện chứng lỗi lạc, triết học của ông là tập đại thành của triết học cổ điển Đức - Một tiền đề lý luận của triết học mác - xít.

Triết học của Hêghen là một hệ thống triết học duy tâm khách quan.

“Ý niệm tuyệt đối” là điểm xuất phát, là nền tảng của triết học Hêghen. Theo

ông” ý niệm tuyệt đối” là thực thể sinh ra mọi cái trên thế giới, là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta, từ những sự vật, hiện tượng tự nhiên cho đến những sản phẩm hoạt động của con người chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối.

Theo Hêghen con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của “ý niệm tuyết đối”. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người chính là công cụ để tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình, trở về chính bản thân mình.

Đứng trên lập trường duy tâm khách quan, ông đã phê phán chủ nghĩa chủ quan và nhị nguyên luận của Cantơ. Ông cho rằng, Cantơ đã xé lẻ tồn tại, bắt nó tách ra ngồi tư duy. Ơng kết hợp tồn tại với tư duy làm một và cho ngọn nguồn xuất phát đầu tiên, thực thể đầu tiên của thế giới chính là tư duy, ý thức, nhưng không phải là ý thức cá nhân như Béccơli, Cantơ mà là” ý niệm tuyệt đối” hay tinh thần vũ trụ. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên thế giới và ý thức của cá nhân của nhân loại đều nằm trong “ý niệm tuyệt đối,” là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối.

Triết học duy tâm khách quan của ơng thể hiện trong tồn bộ hệ thống triết học của ông. Hệ thống triết học của ơng gồm ba phần : Lơgíc học - học thuyết về các quy luật phổ biến của vận động và phát triển, về các nguyên tắc lý tính dùng làm cơ sở cho mọi cái đang tồn tại; Triết học về tự nhiên - triết học đem lại bức tranh về sự phát triển của giới tự nhiên dưới hình thức duy tâm; Triết học về tinh thần - dưới hình thức lịch sử của tinh thần, ơng trình bày lịch sử của con người và sự tự nhận thức của con người.

Dựa vào các thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời, Hêghen thừa nhận giới tự nhiên nằm trong quá trình vận động và phát triển từ vô cơ - hữu cơ - con người. Con người có khả năng phản ánh giới tự nhiên, và khi con người phản ánh được đầy đủ giới tự nhiên cũng là ý thức của con người đã quay về điểm khởi đầu của nó là ý niệm tuyệt đối. Ý thức của mỗi cá nhân được ông coi là sự tái diễn tư duy của toàn nhân loại, trãi qua các thời kỳ khác nhau giống như sự phát triển của bào thai từ tiền thủy, sinh vật đến con người.

Như vậy, khởi điểm là tinh thần và kết thúc của sự phát triển cũng là tinh thần, chỉ khác điểm khởi đầu là tinh thần thế giới, hay ý niệm tuyệt đối còn kết thúc là tinh thần tuyệt đối tồn tại ở mỗi cá nhân con người. Theo ông giai đoạn cao nhất là lúc ý niệm tuyết đối kết thúc q trình tự nhận thức của nó dưới hình thức tơn giáo, nghệ thuật và triết học.

Phép biện chứng duy tâm của Hêghen.

Những luận điểm về phép biện chứng của triết học Hêghen có cả trong ba phần, nhưng trong lơgíc thể hiện rõ nhất, quan trọng nhất. Luận điểm xuyên suốt tồn bộ phép biện chứng của ơng là : “Tất cả cái gì là hiện thực, đều là hợp lý và tất cả cái gì là hợp lý, đều là hiện thực” . Luận điểm của ông không chỉ muốn bảo vệ và duy trì mọi cái hiện đang tồn tại, thừa nhận về mặt triết học nền chuyên chế, nhà nước quý tộc Phổ, mà điều cơ bản nhất khơng phải những gì hiện đang tồn tại cũng đều là hiện thực. Tính hiện thực chỉ thuộc về những gì đồng thời là tất yếu : “Tính hiện thực, trong sự phát triển của nó, tự biểu lộ ra là tính tất yếu”.

Như vậy theo ơng, hiện thực khơng phải là tồn tại nói chung, mà là tồn tại trong tính tất yếu của nó, đó là “hiện thực trong sự phát triển. Xa rời tư tưởng này thì mọi ý niệm, lý tưởng chỉ là những điều ảo tưởng, và triết học là một hệ thống những điều bịa đặt rỗng tuếch”.

Ơng đã có cơng trong việc phê phán tư duy siêu hình và ơng là người đầu tiên trình bày tồn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, tức

là trong sự vận động, biến đổi và phát triển khơng ngừng. Đó là ý nghĩa thực sự và tính chất cách mạng của triết học Hêghen.

Trong lơgíc học, Hêghen khơng chỉ trình bày các phạm trù như lượng - chất, phủ định, mâu thuẫn ... mà cịn nói đến các quy luật : lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại; phủ định của phủ định, và phần nào về quy luật mâu thuẫn. Nhưng tất cả chỉ là những quy luật vận động phát triển của tư duy, của khái niệm.

Biện chứng của khái niệm trong khoa học lơgíc của ơng bao gồm những điểm sau : Một là, những khái niệm không những khác nhau mà cịn làm trung giới cho nhau, tức có liên hệ với nhau. Hai là, mỗi khái niệm đều phải qua một quá trình phát triển được thực hiện trên cơ sở của 3 nguyên tắc:

- Nguyên tắc một : chất và lượng quy định lẫn nhau. Những chuyển hóa về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại.

- Nguyên tắc hai : Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.

Khi nghiên cứu các nguyên tắc này, ông đã đưa ra và giải quyết một cách biện chứng mối liên hệ chuyển hóa giữa bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực, nguyên nhân và kết quả.

- Nguyên tắc ba : Phủ định của phủ định là sự phát triển diễn ra theo hình thức xốy ốc. Ở đây ơng giải quyết một cách biện chứng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lôgic và lịch sử.

Trong tác phẩm “triết học tự nhiên”, Hêghen đã nêu ra một loạt những tư tưởng biện chứng tài tình về sự thống nhất của vật chất và vận động, về tính mâu thuẫn của khơng gian, thời gian và vận động, về sự phụ thuộc của những đặc tính hóa học vào những thay đổi về lượng v.v.

Quan điểm về xã hội của Hêghen

Bên cạnh những tư tưởng phản tiến bộ, ông đã nêu ra nhiều tư tưởng biện chứng quý báu về sự phát triển của đời sống xã hội, trong đó ơng đặc biệt quan tâm nghiên cứu bản chất và nguồn gốc nhà nước.

Khác với các nhà triết học trước đó, thường lý giải nguồn gốc nhà nước từ khế ước xã hội, ơng tìm nguồn gốc nhà nước từ mâu thuẫn xã hội. Ông viết : “ Nhà nước hiện đại và Chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp, khi sự chênh lệch giàu nghèo trở nên quá lớn...”. Ông cho rằng nhà nước tồn tại vĩnh viễn, tồn tại trên bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử. Nhà nước là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trong đời sống xã hội. Ông xem nhà nước Phổ như là đỉnh cao của sự phát triển nhà nước và pháp luật. Theo ông chiến tranh là một hiện tượng vĩnh viễn và tất yếu trong lịch sử, nhờ các cuộc chiến tranh mà thể trạng đạo đức của các dân tộc mới được bảo toàn, chiến tranh bảo vệ các dân tộc tránh khỏi sự thối nát. Ở điểm này, ông đứng trên lập trường của chủ nghĩa Sô vanh đề cao dân tộc Đức.

Theo ông, lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan trong hoạt động của con người. Ông cũng cho rằng, sự phát triển tự do của con người là chuẩn mực ưu việt của thời đại này so với thời đại khác, của dân tộc này

so với dân tộc khác. Nhưng ông hiểu tự do một cách duy tâm : Tự do thể hiện trong sự hiểu biết và làm theo ý chúa; lịch sử toàn thế giới là lịch sử tiến bộ trong ý thức tự do. Dù vậy, ở mức độ nhất định nó tốt lên tư tưởng sâu sắc : Tự do cũng như trình độ giải phóng con người, làm cho “con người là chúa tể số phận và sứ mạng của mình”, là một xu hướng phát triển của nền văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w