Những tiền đề lý luận của chủ nghĩa Mác.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 70 - 72)

VI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

6.1.2. Những tiền đề lý luận của chủ nghĩa Mác.

Có thể nói Mác là sự kết hợp giữa Rútxơ, Vonte, Hơnbách, Létxinh, Hainơ và Hêghen. Sự kết hợp chứ không phải hỗn hợp một cách cơ giới. Theo Lê nin, triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp là những nguồn gốc lý luận trực tiếp của học thuyết Mác.

a) Tiền đề về triết học

Mác và Ăngghen đánh giá cao tư tưởng biện chứng của triết học Hêghen. Mác viết “tính chất thần bí và phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen,

tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao qt và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy. Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí”. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Mác đã dựa vào toàn bộ truyền thống chủ nghĩa duy vật triết học mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật của Phơbách; đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục những tính hạn chế lịch sử của nó. Từ đó, Mác và Ăngghen xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ.

b) Tiền đề về kinh tế chính trị học.

Trong lĩnh vực kinh tế học chính trị, Ađam Xmít và Ricácđơ đã mở đầu lý luận về giá trị, đã vạch ra rằng giá trị hàng hóa khơng phải do những thuộc tính vật lý hay cơng dụng của nó, mà do số lượng lao động xã hội cần thiết quy định; lợi nhuận được tạo ra từ sản xuất chứ không phải từ lưu thông. Song các ông đã tuyệt đối hóa vai trị của quy luật giá trị dưới hình thái đặc thù của chủ nghĩa tư bản và không nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư. Việc cải tạo kinh tế học chính trị là cần thiết khách quan để đi tới quan niệm duy vật về lịch sử và xây dựng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác.

c) Tiền đề về tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Việc kế thừa các học thuyết xã hội chủ nghĩa trước Mác có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành chủ nghĩa Mác. Các đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Xanhximơng, Phuriê và Ơoen đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản, vạch trần cảnh khốn cùng vật chất và tinh thần của thế giới tư sản. Đồng thời các ơng cũng chứng minh tính hợp lý và khả năng thực hiện việc chuyển từ xã hội tư bản sang một xã hội dựa trên cơ sở công hữu và lao động tập thể; nhờ đó có thể thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người. Nhưng sự diễn tả lợi ích của bộ phận dân cư tiểu tư sản bị vơ sản hóa nên đã thể hiện lập trường duy tâm khi các ông bác bỏ đấu tranh giai cấp, mà coi giáo dục và hợp tác giai cấp là con đường duy nhất đi tới chủ nghĩa xã hội. Mác và Ăngghen đã cải tạo một cách sáng tạo di sản tư tưởng đó trên cơ sở thực tiễn phong trào cơng nhân làm cho học thuyết về chủ nghĩa xã hội được phát triển từ không tưởng thành khoa học.

Tóm lại, như Lê nin đã nhận xét: “Tất cả những gì mà tư tưởng lồi người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán và đã thông qua phong trào công nhân mà kiểm tra lại; và Mác đã nêu ra được những kết luận mà những kẻ bị hạn chế trong cái khuôn khổ tư sản hoặc bị những thiên kiến tư sản trói buộc, khơng thể rút ra được”.

d - Những tiền đề khoa học tự nhiên của sự hình thành chủ nghĩa Mác.

Những thành tựu của khoa học tự nhiên có vai trị quan trọng khơng thể thiếu được cho sự ra đời triêt học Mác. Sự phát triển của khoa học tự nhiên đòi hỏi phải xây dựng phép biện chứng duy vật như một khoa học làm cơ sở phương pháp luận cho nhận thức khoa học. Đồng thời, những phát minh của khoa học tự

nhiên trong thời gian đó làm cho việc sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng trở nên có thể thực hiện đuợc.

Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng đưa lại căn cứ khoa học cho quan niệm triết học về tính vĩnh viễn và khơng thể bị tiêu diệt của vật chất, về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức tồn tại đa dạng của vật chất.

Học thuyết về cấu tạo tế bào chứng minh sự thống nhất bên trong của các cơ thể sống trong thế giới động vật và thực vật.

Học thuyết tiến hóa của Đácuyn là bằng chứng của tính đúng đắn và vai trị của quan niệm phát triển trong nhận thức khoa học.

Cả ba phát minh ấy đều góp phần xác nhận ngun tắc về tính thống nhất vật chất của thế giới của tư duy triết học.

Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử khơng những vì nó là sự phản ánh thực tiễn xã hội đương thời, nhất là thực tiễn cách mạng của phong trào công nhân mà cịn là sự phát triển hợp lơgíc lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w