III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ
5.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội Đức thế kỷ XVII-
Nước Đức đầu thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX vẫn lầ một nước rất lạc hậu về kinh tế chính trị so với nhiều nước ở châu Âu như Anh, Pháp. Đó là một giang sơn phong kiến điển hình một tập hợp 360 quốc gia tự lập. Liên bang Đức chỉ là hình thức. Thủ cơng nghiệp, cơng nghiệp, nơng nghiệp bị định đốn. Triều đình vua Phổ Phririch Vinhem (1770 - 1840) vẫn tăng cường quyền lực và duy trì chế độ quân chủ phong kiến, cản trở đất nước Đức phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước bao trùm bầu khơng khí bất bình của đơng đảo quần chúng. Đây là một trong những thời kỳ hèn kém nhất trong lịch sử nước Đức.
Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ, nhưng vì giai cấp tư sản Đức và lực lượng tiến bộ khác nằm ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về chính trị, vì thế đã khơng thể tiến hành cách mạng tư
sản trong thực tiễn, mà tiến hành cuộc cách mạng về phương diện tư tưởng. Những tác phẩm của Gớt, Sinlơ, Cantơ, Phíchtơ v.v. đều tốt lên tinh thần phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất cơng của xã hội; phản ánh nguyện vọng của giai cấp tư sản Đức thời đó.
Bối cảnh chính trị - xã hội và sự phát triển của khoa học Tây Âu ở nước Đức lúc đó chứng tỏ sự hạn chế và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nó địi hỏi cần có cách nhìn mới về bản chất các hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại, cũng như cần có quan niệm mới về khả năng và vai trò của con người. Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.