III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ
4.2.7. Triết học của Đê-ni Điđơrô
Đêni Điđơrơ (1713-1784) sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, ông là một nhà duy vật tiêu biểu của triết học khai sáng, người chủ biên của bộ Bách khoa toàn thư (1751-1789) của Pháp. Những tác phẩm chủ yếu của ông là :"Các tư tưởng triết học" (1746), "Cuộc dạo chơi của nhà hoài nghi luận hay là Alleax" (1747) và nhiều tác phẩm văn học mang tính triết lý.
Về bản thể luận, Điđơrơ đã phê phán chủ nghĩ duy tâm chủ quan của Béccli và phê phán tính khơng triệt để của chủ nghĩa duy vật Anh. "Trong vũ trụ chỉ có một thực thể - cả trong con người lẫn động vật" - đó là vật chất. Vật chất bao gồm tồn bộ các vật thể có quảng tính, có hình thức, và luôn luôn vận động.
Nguyên nhân của vận động, theo Điđơrô, là tự thân vật chất. "Sự dịch chuyển của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác, khơng phải là vận động mà chỉ là sự di động, cịn vận động thì có cả ở vật đang vận động lẫn vật đang đứng n". Ơng cho rằng, chính q trình vận động và phát triển của giới tự nhiên mà những gì khơng thích nghi và chọn lọc đã giúp cho nó ngày càng hồn thiện. Từ đó ơng đi đến tư tưởng cho rằng, kết cấu và trạng thái của sinh vật là kết quả của q trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên. có thể nói, với quan niệm này, Điđơrơ là tiền thân của học thuyết tiến hóa của Đácuyn.
Những quan điểm về bản thể luận trên đây của Đi-đơ-rô rất gần với quan điểm duy vật hiện đại.
Về lý luận nhận thức , Điđơrô đã xây dựng lý luận nhận thức trên lập trường duy vật. Ông cho rằng, cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức và các q trình tâm lý. Ơng khẳng định:"Khơng có cơ thể con người thì khơng thể giải thích được cái gì cả" . Bước chuyển tiếp vơ tri, vơ giác tới khả năng cảm giác, tư duy đều gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu cơ, đến sự sống và cơ thể con người.
Điđơrô là nhà duy lý kiểu mới, đề cao khả năng nhận thức cảm tính trong q trình nhận thức . Ơng nói:"Phương pháp triết lý đúng đắn đã và sẽ phải là ở chỗ sao cho kiểm tra trí tuệ bằng trí tuệ, sao cho bằng trí tuệ và thực nghiệm kiểm sốt các cảm tính, bằng cảm tính nhận thức giới tự nhiên, nghiên cứu giới tự nhiên để sáng chế các cơng cụ, dùng các cơng cụ để tìm tịi và hịan thiện các tri thức".
Về quan điểm chính trị - xã hội, Điđơrơ cho rằng, bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người là do mơi trường và hồn cảnh xã hơi tạo nên, chứ không phải do Thượng đế. Thượng đế chỉ là sự thần thành hóa các điều kiện sống hiện thực của con người, chỉ có khoa học mới vũ trang cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm, cịn tơn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người mềm yếu đi.
Điđơrơ mới chỉ nhìn tơn giáo ở nguồn gốc tâm lý sợ chết của con người, chứ khơng nhìn thấy cơ sở kinh tê - xã hội của sự tồn tại tơn giáo. Ơng viết :"Hãy xóa bỏ nỗi lo sợ địa ngục của người theo đạo cơ đốc, thì sẽ xóa bỏ được tín ngưỡng của anh ta".
Đứng trên quan điểm về xã hơi khế ước, Điđơrơ địi thực hiện cai trị theo dân chủ tư sản, mở mang hệ thống giáo dục trong nhân dân, và cần phải xây dựng các đạo luật tiến bộ, còn "các đạo luật đốt nát đó là những cái làm trụy lạc chúng ta"