VI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
6.2.3. Sự phát triển triết học Mác-Lênin trong thời đại ngày nay.
Sau khi Lênin mất (1924) đến nay, triết học Mác-Lênin tiếp tục được các Đảng cộng sản và công nhân phát triển trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng, nhất là trong các nước xã hội chủ nghĩa. Những kết quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là cơ sở chủ yếu cho sự phát triển lý luận triết học, làm cho triết học mác-xít thâm nhập ngày càng sâu rộng vào các mặt của đời sống xã hội trong hoạt động của đông đảo quần chúng. Những hạn chế, những khuyết tật của chủ nghĩa xã hội do điều kiện lịch sử cũng như sai lầm chủ quan gây nên cũng được phản ánh vào tư duy lý luận, chi phối quá trình phát triển của triết học.
Thực tế đã chứng minh, cơ chế quản lý xã hội mang tính tập trung quan liêu là trở lực to lớn đối với sự phát triển năng lực sáng tạo của con người nói chung, của tư duy lý luận nói chung.
Quan niệm đơn giản về tính giai cấp của triết học mác-xít sẽ dễ hịa tan triết học vào tư tưởng chính trị trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như trong đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị-xã hội thế giới. Thái độ và phương pháp giáo điều trong việc phê phán các lý thuyết triết học và xã hội học phi mác-xít sẽ làm mất đi một động lực bên trong vốn có của tư duy triết học Mác, bởi vì cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy tâm, giữa biện chứng và siêu hình khơng chỉ là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp mà còn là biện chứng của sự phát triển tư duy triết học trong lịch sử. Tính sáng tạo khoa học và tính đảng phải ln biện chứng với nhau, đó là yêu cầu hàng đầu của tư duy triết học Mác.
Hiện nay sự phát triển hết sức mạnh mẽ của khoa học và sự biến đổi rất năng động của xã hội, khiến các lý thuyết triết học và chính trị-xã hội dù là đúng đắn khoa học cũng sẽ mau bộc lộ tính hạn chế của chúng và sẽ trở thành lạc hậu nếu không được bổ sung, phát triển.
Sự lạc hậu về lý luận triết học của chúng ta vừa phản ánh mặt hạn chế của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là nguyên nhân của sự lạc hậu trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội. Nếu những phát minh có tính chất vạch thời đại của khoa học đã khiến cho chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó, thì việc bổ sung, phát triển triết học mác-xít trong thời đại ngày nay càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trong sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn, trước hết là trong quá trình đổi mới của chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối, cương lĩnh qua các Đại hội đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một minh chứng cho sự vận dụng trung thành chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng trong hồn cảnh hiện thực của Việt Nam nói riêng, thực tiễn của thời đại ngày nay nói chung.