c) Triết học Trang Tử
2.1.1. Khái quát tình hình xã hội Hy-La cổ đạ
Vào thế kỷ IX - VII trước công nguyên nền sản xuất chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cực kỳ phát triển. Đây là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Với việc xuất hiện các quan hệ tiền - hàng đã làm cho thương mại và trao đổi hàng hóa được tăng cường. Người Hy Lạp đã đóng được thuyền lớn cho phép họ vượt biển Địa Trung Hải tiến đến những miền đất mới. Lãnh thổ và thuộc địa của Hy Lạp được mở rộng tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Đồng thời với sự phát triển của sản xuất xã hội thời kỳ này Hy Lạp đã xuất hiện tư tưởng tư hữu và sau đó là chế độ tư hữu về của cải, quan hệ sản xuất và tổ chức xã hội cũ bị đảo lộn. Điều đó buộc mỗi người cần ý thức và suy nghĩ tìm ra một lập trường sống phù hợp với hoàn cảnh mới. Triết học ra đời ở đây là đáp ứng đòi hỏi ấy và giúp con người không chỉ tuân theo những quan niệm cũ mà cần phê phán những giá trị, chuẩn mực xã hội cu, đồng thời xây dựng một thế giới quan mới.
Thời kỳ này phân công lao động phát triển cho phép trong xã hội xuất hiện những người chun lao động trí óc. Điều đó tạo điều kiện nảy sinh các tư tưởng triết học. Ngay từ khi mới ra đời, các tư tưởng triết học đã mang tính giai cấp sâu sắc - là thế giới quan của giai cấp chủ nô, các tri thức triết học dần dần trở thành các tư tưởng thống trị trong xã hội nô lệ.
Thời kỳ này đã xuất hiện các tri thức khoa học sơ khai như phát hiện ra lịch 1 năm 12 tháng với 365 ngày của Talet, những phát kiến về toán học của Talet và Pitago, hình học Ơclít, vật lý học của Acsimét... đã tạo điều kiện rất lớn thúc đẩy sự hình thành triết học. Những khám phá khoa học đầu tiên này của người cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan tơn giáo, thần thoại, địi hỏi con người phải có cách lý giải mới về thế giới xung quanh và cuộc sống của mình.
Dĩ nhiên, sẽ rất sai lầm khi cho rằng triết học xuất hiện từ bản thân thần thoại bằng con đường phát triển nội tại của nó - Trên thực tế, triết học Hy - La ra đời trên nền tảng thần thoại và tôn giáo nguyên thủy nhưng khác với chúng, triết học là một dạng thế giới quan hồn tồn mới dựa trên cơ sở trí tuệ sâu sắc,. Những kết luận và tri thức triết học mang tính lý luận khái quát cao được nảy sinh đã đẩy các dạng thế giới quan trước chúng vào lĩnh vực hoạt động nghệ thuật hay sáng tác dân gian.
Dù vậy, triết học không đồng nhất với thế giới quan của con người nói chung. Mặc dù cũng đề cập nhiều đến các vấn đề về bản chất của thế giới, cuộc
sống của con người... nhưng trong thần thoại chưa có sự phân định rõ ràng thế giới với con người, tư tưởng với cảm xúc, tri thức với hình tượng nghệ thuật. Tơn giáo và triết học có những điểm tương đồng với tính cách là hình thái ý thức xã hội, nhưng sự khác nhau cũng rất lớn. Các quan niệm triết học là sản phẩm tự do suy nghĩ của các nhà triết học. Cịn tri thức tơn giáo, thần học thì ngược lại. Vì thế ở Hy - La cổ đại, không phải thần thoại hay tôn giáo, mà chỉ triết học là “tình yêu đối với sự thơng thái” và chính nhà triết học mới được coi là nhà thông thái.