Lútvích Phơbách (1804-1872)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 68 - 69)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

5.2.3.Lútvích Phơbách (1804-1872)

Ông là nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức. Bậc tiền bối của triết học Mác. Ông đã làm phong phú chủ nghĩa duy vật một cách sáng tạo vào những năm bốn mươi của thế kỷ XIX.

Về triết học duy vật nhân bản

Ông thực hiện phê phán triết học duy tâm khách quan của Hêghen đã coi thường con người sống, không biết cảm giác là nguồn gốc của nhận thức. Ơng lấy con người sống, con người có cảm giác làm điểm xuất phát cho triết học duy vật của mình. Theo ơng nhiệm vụ của triết học phải đem lại cho con người một quan niệm mới về chính bản thân mình, tạo điều kiện cho con người hạnh phúc.

Ông quan niệm con người như một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước mơ, là một bộ phận của giới tự nhiên, và xét theo bản chất nó là tình u thương. Ơng lấy tình yêu thương giữa nam và nữ làm kiểu mẫu của bản chất yêu thương. Nhưng ông đã không thấy được phương diện xã hội của con người. Quan niệm con người của ông là trừu tượng, bị tách khỏi những điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử. Vì thế khi nghiên cứu những vấn đề về đời sống xã hội, ông rơi vào quan điểm duy tâm, bộc lộ tính trừu tượng của cái gọi là con người cụ thể của ông.

Xuất phát từ lý luận nhân bản, ông đã xây dựng lý luận về bản thể, về nhận thức và về xã hội.

Quan niệm về tự nhiên

Ông là nhà duy vật triệt để. Sau khi bác bỏ học thuyết của Cantơ - học thuyết cho rằng tự nhiên là do ý thức của con người cấu tạo nên, và bác bỏ học thuyết của Hêghen - học thuyết cho rằng tự nhiên là một sự tồn tại khác của tinh thần thế giới, ông bảo vệ và chứng minh nguyên lý duy vật cho rằng : Vật chất có trước ý thức có sau; tự nhiên tự nó tồn tại; người ta chỉ có thể giải thích tự nhiên xuất phát từ bản thân nó. Ơng cũng khắc phục một số điểm hạn chế của duy vật máy móc coi vật chất như một cái gì thuần nhất. Theo ơng, tự nhiên có rất nhiều chất lượng khác nhau mà những cảm giác của con người đều có thể biết được. Ơng cho rằng quan hệ thực sự của tư duy với tồn tại là : tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc tính. Nói cách khác chủ thể với tính cách là một bộ phận của tự nhiên, tư duy là thuộc tính của nó.

Ơng khẳng định : khơng gian và thời gian tồn tại khách quan, khơng có vật chất tồn tại bên ngồi khơng gian thời gian. Ơng cũng thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật tự nhiên, tính khách quan của quan hệ nhân quả; thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra một cách khách quan, trong

những điều kiện nhất định dẫn tới sự xuất hiện của đời sống hữu cơ, và con người.

Về nhận thức luận

Ông phê phán hệ thống duy tâm khách quan của Hêghen, coi đối tượng của tư duy khơng khác gì với bản chất của tư duy, do đó mà hệ thống duy tâm khách quan khơng thốt khỏi giới hạn của tư duy và xa lạ với hiện thực. Ông khẳng định : Đối tượng của nhận thức nói chung và của triết học nói riêng là giới tự nhiên và con người. Ông kêu gọi : “Hãy quan sát giới tự nhiên đi, hãy quan sát con người đi ! Bạn sẽ thấy ở đấy, trước mắt bạn, những bí mật của triết học”. Ơng phê phán bất khả tri luận và khẳng định : Con người có khả năng nhận thức được giới tự nhiên, một người thì khơng thể nhận thức được hồn tồn giới tự nhiên, nhưng toàn bộ lồi người thơng qua các thế hệ thì có thể nhận thức được.

Đặc điểm của thế giới quan duy vật của ơng là lịng tin vào sức mạnh của lý trí con người. Tồn bộ những ngun lý mà ông chứng minh là những nguyên lý về khả năng nhân thức chân lý, về giới tự nhiên là đối tượng của nhận thức, về con người là chủ thể của nhận thức, về mối liên hệ giữa cảm giác và lý trí, về vai trị nhận thức của cảm giác và lý trí. Hạn chế trong lý luận nhận thức của ơng là có tính chất tĩnh quan, khơng hiểu được vai trị của thực tiễn đối với nhận thức, phủ định sạch trơn phép biện chứng của Hêghen. Vì thế chủ nghĩa duy vật của Phơbách vẫn nằm trong khn khổ của phương pháp siêu hình.

Quan điểm về xã hội và tơn giáo

Việc Phơbách phê phán thần học và tơn giáo đóng vai trị quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học tiên tiến. Ơng cho rằng chính con người đã bày ra thần thánh bằng cách trừu tượng hóa bản chất con người của mình, rồi cho rằng thần thánh cũng có bản chất ấy. Họ tuyệt đối hóa, thần thánh hóa đặc tính của con người. Sau khi bác bỏ tơn giáo cũ, Phơbách đã tuyên bố một tôn giáo mới khơng có chúa - tơn giáo tình u. Ơng đã hạ thần học xuống trình độ nhân bản học và nâng nhân bản học lên trình độ thần học.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 68 - 69)