Điều kiện kinh tế-xã hội và khoa học thế kỷ XV-XVI (Phục hưng)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 46 - 47)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

4.1.1.Điều kiện kinh tế-xã hội và khoa học thế kỷ XV-XVI (Phục hưng)

Thế kỷ XV - XVI ở Tây Âu là “thời đại phục hưng”, với ý nghĩa là phục hưng nền văn hóa cổ đại, chuẩn bị cho một nền văn hóa mới - văn hóa tư sản sơ khai hình thành. Ở thời kỳ này các quan hệ tư bản chủ nghĩa đang nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến. Giai cấp tư sản mới hình thành cần khoa học kỹ thuật để phát triển, đồng thời tìm kiếm vũ khí tư tưởng chống lại hệ tư tưởng duy tâm, tơn giáo. Vì vậy nhiều sáng chế kỹ thuật như động cơ cải tiến chạy bằng sức gió và sức nước, chế tạo máy kéo sợi, máy dệt, chế tạo tàu thủy, lị cao xuất hiện, cơng nghệ ấn loát phát triển v.v...đã đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ở các nước Tây Âu

và Trung Âu ; nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển .

Việc tìm ra châu Mỹ và các dường biển nhờ áp dụng địa bàn ,nhờ những cải tiến trong ngành chế tạo tầu thủy , và nhờ địa lý học và thiên văn học phát triển đã tạo điều kiện phát triển nền sản xuất theo xu hướng tư bản chủ nghĩa; hoạt động thương mại, thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nước được mở rộng. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa quy mơ lớn bắt đầu hình thành dưới hình thức cơng trường thủ cơng. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng ra đời trong công nghiệp.

Trong “thời kỳ phục hưng” cuộc đấu tranh của nông dân và thợ thủ công dâng lên ở khắp Châu Âu để nhằm tự giải phóng mình khỏi những trói buộc và thuế má nặng nề của chế độ phong kiến. Những phong trào đấu tranh này của người lao động thường đan xen với phong trào đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản đang hình thành.

Trên cơ sở thực tiễn sản xuất vật chất và những biến đổi xã hội, những tư tưởng triết học và các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và ngày một cải tiến. Thiên văn học, toán học, cơ học và về sau cả vật lý học, sinh vật học... đã dần dần phân ngành. Do đó, đối tượng và phạm vi những vấn đề mà triết học nghiên cứu bắt đầu biến đổi. Trong thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được khôi phục và biến đổi cùng với sự biến đổi của khoa học tự nhiên và dựa vào những thành tựu của khoa học tự nhiên tiến hành cuộc đấu tranh chống thế giới quan thần học để đi tới chứng minh về mặt triết học cho chủ nghĩa vô thần; thực hiện và củng cố sự liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên, chứng minh phương pháp nhận thức tự nhiên bằng thực nghiệm , kinh nghiệm; phê phán thần học và chủ nghĩa kinh viện.

Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên ở “thời đại phục hưng” chủ yếu là cơ học đã quyết định sự ra đời của phương pháp siêu hình trong khoa học tự nhiên.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 46 - 47)