Imanuen Cantơ (1724-1804)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 63 - 65)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

5.2.1. Imanuen Cantơ (1724-1804)

Thời kỳ trước phê phán (1746-1770)

Ơng tự nhận mình là người tiếp tục cơng việc của các nhà duy vật cổ đại như Đêmơcrít, Êpiquya. Quan điểm duy vật trong triết học tự nhiên của Cantơ thể hiện ở những luận điểm chủ yếu dưới đây :

Cantơ cho rằng, thế giới của chúng ta là thế giới vật chất luôn luôn vận động và bién đổi không ngừng, mọi sự vật đều liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua lực hút và lực đẩy. Ông viết : “Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới vật chất từ nó, nghĩa là, hãy cho tơi vật chất, tôi sẽ chỉ ra cho các bạn thấy, thế giới phải ra đời từ vật chất như thế nào”.

Cantơ cho rằng, không thể chỉ dùng sức hút mà giải thích được nguồn gốc thế giới. Vì chỉ có một mình sức hút có tác dụng thì thế giới vật chất bao giờ cũng ở trạng thái đứng im mãi mãi. Bên cạnh sức hút cịn có sức đẩy ra. Chính sự tương tác giữa sức hút và sức đẩy làm cho vật chất vận động và vật chất khơng hình mới biến thành những thiên thể hình cầu. Nhờ vậy, giới tự nhiên mới có thể tồn tại và vận động được. Ở đây Cantơ đã tiến tới vấn đề sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Năm 1766, Cantơ đã viết cuốn sách “ Những mơ ước của anh chàng ảo tưởng được soi sáng bằng những ước mơ của khoa siêu hình “. Trong cuốn sách này, ơng đã chế giễu những kẻ mê tín, tin vào thần linh, Ở đây đã thể hiện quan điểm vô thần của ông.

Thời kỳ phê phán (sau 1770)

Thời kỳ này triết học của Can - tơ chịu ảnh hưởng nhiều của triết học Hium, Lépnít và Vơnphơ.

Về nhiệm vụ của triết học, Cantơ cho rằng, nhiệm vụ hàng đầu của triết học là phải xác định bản chất của con người. Theo Cantơ, khoa học là triết học với mục đích là xác định bản chất của con người. Khoa học đó khơng được dừng lại ở những vấn đề nhận thức luận đơn thuần, mà phải hướng nhiệm vụ vào việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống, và hoạt động thực tiễn của con người mà bất cứ ai cũng băn khoăn trong cuộc đời mình; nghĩa là phải lý giải các vấn đề :

“Tơi có thể biết được cái gì ? Tơi cần phải làm gì?

Tơi có thể hy vọng cái gì ?”

Cantơ đã đề ra cho mình những nhiệm vụ to lớn vĩ đại và đầy tinh thần nhân đạo. Nhưng ông không thể vượt qua được những hạn chế lịch sử của thời đại và hoàn cảnh xã hội Phổ mà ông đang sống.

Về “tri thức tiên nghiệm”, “vật tự nó “

Cantơ gọi thế giới vật chất là những “vật tự nó” tồn tại khách quan. Về nguyên tắc, “vật tự nó” là khơng thể nhận thức được, là siêu nghiệm. Mọi tri thức của con người không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan (vật tự nó), mà chỉ nhận thức được hiện tượng sinh ra từ tác động của “vật tự nó” lên các giác quan của con người. Ơng khẳng định, mọi tri thức của con người đều chỉ giới hạn trong các hiện tượng mà thơi. Đó là thực chất là bất khả tri luận của ông. Tuy vậy trong quan niệm “vật tự nó” vẫn chứa đựng một ý nghĩa tích cực, nó khẳng định sự tồn tại của các sự vật khách quan bên ngồi chúng ta. Ở góc độ này ơng thể hiện như một nhà duy vật.

Ơng chia tri thức lồi người thành hai loại : tri thức kinh nghiệm cảm giác và tri thức tiên nghiệm. Theo ông mọi sự vật trong thế giới tồn tại dưới dạng đơn nhất, cá biệt và hỗn độn. Tri thức kinh nghiệm cảm giác chỉ nắm bắt được những hiện tượng riêng biệt, lộn xộn. Tri thức tiên nghiệm có sẵn trong ý thức đem lại trật tự cho mớ tri thức kinh nghiệm cảm giác lộn xộn ấy và đem lại những mối liên hệ nhân quả tất nhiên, tính phổ quát, tính tất yếu của thế giới hiện tượng. Như

vậy theo ông, thế giới tồn tại khách quan, nhưng quy luật của thế giới lại là sản vật của ý thức. Ở điểm này ông là nhị nguyên luận.

Về nhận thức luận

Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng ông đang đi gần tới phép biện chứng. Ông vạch ra rằng, bất cứ lúc nào khi lý trí bắt đầu nghiên cứu thế giới khách quan tất yếu đụng phải mâu thuẫn, do đó các mâu thuẫn là bản chất khách quan của lý tính con người. Ơng đặt ra những vấn đề còn bỏ ngõ trong các cuộc tranh luận về bản chất tư duy, và những vấn đề mang tính nghịch lý trong q trình nhận thức. Đây là một thành tựu rất quan trọng của nhận thức triết học, bởi vì bằng điều đó vận động của tư duy được đề cao.

Về đạo đức học

Ông theo lập trường duy lý. Ông viết “ các ngun lý cảm tính nói chung khơng thích hợp để có thể xây dựng các quy luật đạo đức vào chúng”. Theo ơng, chỉ có lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lý và chuẩn mực đạo đức. Tự do là phạm trù trung tâm trong đạo đức của ông. Theo ông, ý chí tự do và ý chí tuân theo các quy luật của đạo đức là như nhau.

Về quan điểm chính trị - xã hội

Theo ông, xã hội là phương thức tồn tại của con người như một chủ thể, trong đó bằng hoạt động của mình, con người ngày càng phát triển những khả năng và bản chất của mình, và thực hiện các lý tưởng đạo đức của mình. Ơng khẳng định, mâu thuẫn xã hội là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Sự xung đột giữa các tầng lớp, các đẳng cấp xã hội là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Cantơ mong muốn xây dựng một thế giới hịa bình, hữu nghị, vĩnh viễn khơng có chiến tranh. Theo ơng chiến tranh phá hoại những chuẩn mực đạo đức của con người. Ơng kêu gọi các quốc gia đồn kết xây dựng một liên bang, trong đó mỗi dân tộc vẫn được bảo đảm tự do và độc lập về chính trị. Theo ơng, chỉ có hình thức nhà nước cộng hòa là phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Sứ mệnh của nhà nước, luật pháp, chuẩn mực đạo đức đều phải nhằm mục đích phục vụ con người.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w