III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ
4.2.6. Rơnê Đêcáctơ (1596-1650) nhà triết học nhị nguyên.
Rơnê Đêcáctơ là đại biểu xuất sắc nhất của triết học Pháp thế kỷ XVII. Xuất thân trong một gia đình q tộc, ơng vừa là nhà tốn học và khoa học tự nhiên xuất sắc lại vừa là một trong những người sáng lập ra triết học cận đại. Cùng với Ph. Bêcơn, " Đêcáctơ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học". Tây Âu cận đại.
Học thuyết triết học của Đê-các-tơ gồm hai bộ phận: "Vật lý học" và "Siêu hình học". Trong vật lý học", ơng là nhà duy vật , cịn trong "siêu hình học" ơng là nhà nhị nguyên luận.
Về bản chất của triết học, Đêcáctơ cho rằng, triết học có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Theo nghĩa rộng nó là tổng thể tri thức của con người về nhiều lĩnh vực, nó đem lại lợi ích thiết thực và trực tiếp cho đời sống con người. Theo nghĩa hẹp, nó là siêu hình học, là nền tảng của thế giới quan, nó phục vụ cho con người một cách gián tiếp chủ yếu thông qua các khoa học khác.
Theo Đêcáctơ, trình độ phát triển của tư duy triết học là thước đo quan trọng nhất để đánh giá trình độ văn minh của con người và sự ưu việt của dân tộc này so với dân tộc khác. Vì triết học là sự thể hiện cơ bản nhất sự thông thái của con người không chỉ trong lĩnh vực nhận thức mà cả trong cơng việc. Ơng đề ra nhiệm vụ cho triết học xây dựng những nguyên lý phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho các khoa học khám phá ra chân lý; và giúp con người làm chủ giới tụ nhiên trên cơ sở nhận thức cái quy luật của nó. Muốn vậy phải xây dựng hệ thống triết học mới, hoàn toàn khác với các triết học đã có.
Quan điểm của Đêcáctơ về bản chất của triết học mang một ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học cho đến thời đại của ông, tuy rằng ông chưa nhận thức được vai tro của điều kiện kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của triết học.
Điểm xuất phát của triết học Đê-các-tơ là quan điểm :"Tôi suy nghĩ vậy là tôi tồn tại". Từ đó ơng xây dựng tồn bộ hệ thống triết học của mình.
Nếu Bêcơn chủ trương: để nhận thức đúng trước hết cần tẩy rửa các "ảo tưởng" thì Đê-các-tơ lại đề ra nguyên tắc "nghi ngờ". Ông khẳng định rằng, cần phải nghi ngờ tất cả mọi cái mà người ta tin đấy là chân lý; có thể nghi ngờ mọi cái, thậm chí có thể nghi ngờ cả cái mà về sau rất có thể được thừa nhận là chân lý.. Theo ông, nghi ngờ không phải để nghi ngờ, khơng phải là chủ nghĩa hồi nghi, mà nghi ngờ chỉ là một biện pháp cần thiết để không mắc phải sai lầm trong nhận thức , nghi ngờ để có lịng tin chắc chắn, nghi ngờ để tin.
Như vậy, nguyên tắc nghi ngờ của Đêcáctơ mang nội dung tích cực. Cần nói thêm rằng, ở nước Pháp thời kỳ Đêcáctơ vẫn còn sự thống trị khe khắt của nhà thờ thiên chúa giáo, mà nguyên tắc cơ bản của giáo lý thiên chúa giáo phải có lịng tin (hay đức tin), thế mà Đêcáctơ lại chủ trương nghi ngờ tất cả mọi tri thức
mà con người đã đạt từ trước đến nay dưới sự phê phán của lý tính. Đó là một tiến bộ, thể hiện sự dũng cảm của nhà khoa học chân chính, vạch rõ con đường mới của nhận thức .
Từ nguyên tắc ”nghi ngờ", Đêcáctơ đã rút ra kết luận, dù tôi nghi ngờ mọi cái, nhưng không thể nghi rằng tôi đang nghi ngờ, mà nghi ngờ cũng là tư duy, là suy nghĩ. Do đó, "tơi suy nghĩ vậy là tơi tồn tại". Theo Đêcáctơ, đó là nguyên lý cơ bản, bất di bất dịch, không thể gây ra sự nghi ngờ nào cả; và có thể lấy nguyên lý ấy làm điểm xuất phát cho kết luận lơgic của tồn bộ nhận thức .
Sai lầm của Đêcáctơ là đã quá đề cao tư duy, coi thường kinh nghiệm, và chứng minh sự tồn tại của con người thông qua tư duy. Nhưng ở thời kỳ Đêcáctơ, nguyên lý này có một ý nghĩa rất lớn, địi hỏi nhà khoa học phải suy nghĩ bằng chính lý trí của mình, vì điều đó quyết định họ có xứng đáng với tính cách là nhà khoa học hay khơng. Nó phủ nhận tất cả mọi thứ giáo điều và vô căn cứ; mọi tri thức của con người về hiện thực, kể cả hiện thực xã hội đều phải đưa ra trước "tịa án" của lý tính để bào chữa cho sự tồn tại của mình.
Về bản thể luận triết học, Đêcáctơ đã đưa ra quan điểm duy vật về thế giới. theo ông, vũ trụ là thế giới vật chất ; vật chất là vô tận; vật chất dù gồm có những hạt nhỏ nhưng về ngun tắc là có thể phân chia vơ cùng, khơng có giới hạn.
Đêcáctơ cho rằng, khơng có khơng gian và thời gian rỗng, khơng có vật chất ; Trái lại, khơng gian và thời gian là thuộc tính gắn liền với vật thể; vận động là khơng thể bị tiêu diệt, nó ln
ln gắn liền với các vật thể, vật thể ln ln vận động, chuyển đổi vị trí, tức là vận động trong không gian.
Thời bấy giờ khoa học chưa phát triển đến mức độ cho phép phát hiện ra các hình thức vận động khác của vật chất, cho nên Đêcáctơ hiểu vận động của vật chất chỉ là vận động cơ giới, sự dịch chuyển vị trí trong khơng gian.
Từ lý luận về hạt nhỏ của vật chất , Đêcáctơ đã xây dựng lý thuyết giả định về sự hình thành vũ trụ. Ơng cho rằng, vật chất lúc đầu ở trạng thái hoàn toàn đồng loại và chuyển động khơng ngừng theo chiều xốy như những cơn lốc. Q trình "xốy lốc" đó phân chia vật chất thành ba loại: những hạt lớn hợp thành yếu tố như "đất, đá", những hạt nhỏ hợp thành "khơng khí", cịn những hạt cực nhỏ hợp thành yếu tố lửa. Đương nhiên giả thuyết "gió xốy" của Đêcáctơ cịn nhiều hạn chế và thiếu cứ liệu khoa học cụ thể. Song so với quan niệm vũ trụ học thời cổ đại, thì giả thuyết này của ông là một bước tiến bộ rất lớn cả về quy mơ và tầm vóc tư duy.
Trong "siêu hình học", Đêcáctơ đứng trên quan điểm nhị nguyên luận. Ông cho rằng, có hai thực thể : thực thể vật chất và thực thể tinh thần tồn tại độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Đặc trưng của thực thể vật chất là có quảng tính; cịn đặc trưng của thực thể tinh thần là biết tư duy; cả hai thực thể này đều phụ thuộc một nguyên thể tối cao là Thượng đế. Con người được kết hợp bởi hai yếu tố: vật chất (thể xác) và yếu tố tinh thần (tư duy).
Như vậy, xét về tồn bộ bản thể luận triết học của Đêcáctơ có xu hướng duy vật ; còn xét riêng bộ phận "siêu hình học", ơng là nhà duy vật thiếu triệt để, theo nhị nguyên luận. Vào thế kỷ XVIII, nhiều nhà duy vật Pháp đã xuất phát từ lý luận duy vật của ơng đó là một đóng góp tích cực có giá trị trong bản thể luận triết học của Đêcáctơ.
Về phương pháp luận, nếu Bê - cơn từ thực nghiệm của khoa học vật lý đề cao quy nạp, thì Đêcáctơ từ góc độ tốn học đã đề ra phương pháp suy lý. Thực ra, đó chỉ là hai thái cực của cùng một sai lầm - phương pháp siêu hình - tách rời hai giai đoạn cảm tính và lý tính của nhận thức .
Từ việc đề cao phương pháp suy lý, Đêcáctơ đi đến quan điểm thiên lệch, sai lầm về tiêu chuẩn của chân lý. Ông cho rằng, tiêu chuẩn của chân lý không phải là thực tiễn, thực nghiệm khoa học mà là tư duy có rành mạch khúc triết, lơgic.
Phương pháp nhận thức của Đê-các-tơ gồm bốn nguyên tắc:
1. Trước hết phải nghi ngờ, trước khi chưa thấy chắc chắn nó là chân lý. 2. Cần chia nhỏ đối tượng nhận thức để nhận thức.
3. Trong quá trình nhận thức, cần phải xuất phát từ những điều đơn giản nhất, sơ đẳng nhất,dần dần đi đến những điều phức tạp hơn, theo trình độ lơgic của vấn đề.
4. Phải xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, khơng bỏ sót một tư liệu nào trong quá trình nhận thức.
Do quá đề cao tư duy lý tính, xem nhẹ trực quan cảm tính, cho nên Đêcáctơ đã đi đến quan niệm rằng, có "tư tưởng bẩm sinh" . Ông cho rằng những nguyên tắc cơ bản của lơgic học và tốn học là những "tư tưởng bẩm sinh".