Hiện nay chưa biết rõ năm sinh và năm mất của Dương Chu. Chỉ biết ông là người nước Vệ, tên tự là Tử Cư, sống giữa thời của Mặc Tử (479 - 381 tcn) và Mạnh Tử (372 - 289 tcn). Thông thường, niên đại của ông được xác định vào khoảng 395 đến 335 tcn. Ông là một ẩn sỹ, ghét hám danh, ghét cầu lợi. Ông chủ
trương sống tự nhiên, vô vi, tính tình điềm đạm, khiêm nhường nhưng khoáng đạt sống với nghề chủ yếu là dạy học. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng mạnh ở Trung Quốc cổ đại đến mức Mạnh Tử tuyên bố: "Ai chống được họ Dương và họ Mặc là môn đồ của thánh nhân" (Mạnh Tử, Đằng Văn Công hạ).
Nếu Lão Tử chủ trương vô vi, tự nhiên, đả phá mọi thể chế pháp luật, luân lý, tri thức, văn hóa, kỹ thuật, quay về với cuộc sống thuần phác nguyên thủy, thì Dương Chu chủ trương thuận theo đạo tự nhiên: "trọng kỷ", "quý sinh", "vị ngã". Chủ nghĩa "vị ngã" là tư tưởng chính yếu nhất của Dương Chu.
Chủ nghĩa tự nhiên "trọng kỷ", "quý sinh", "vị ngã" của ông đối lập với "Kiêm ái" của Mặc tử và "Nhân nghĩa" của Nho gia. Tuy nhiên, tư tưởng của ông không được trình bày có hệ thống trong bất kỳ cuốn sách nào. Người ta chỉ biết tư tưởng triết học của ông thông qua sự phê phán của Nho gia (Mạnh Tử), Đạo gia (Trang Tử), Pháp gia (Hàn Phi Tử)... Trong ba phạm trù trên, thì chủ nghĩa "vị ngả" là tư tưởng chính yếu của Dương Chu.
Triết học của ông ít bàn đến thế giới quan và nhận thức luận, nhưng nhân sinh quan của ông thì rất độc đáo.
Về thế giới quan: Triết học của ông chủ yếu đứng trên lập trường của chủ
nghĩa duy vật ngây thơ, thấm nhuần tính tự nhiên, chất phác. Theo ông, mọi sự vật, hiện tương và các biến cố của tự nhiên cũng như xã hội đều tuân thủ tính tự nhiên, đều là lẽ tự nhiên, không tuân thủ các lực lượng siêu nhiên, thần thánh. Ông thường phê phán những quan niệm có tính mê tín tôn giáo tin vào cuộc sống bất tử, hoặc mời thầy cúng đến để chữa bệnh. Với ông, trời chẳng giúp được ai, họa cũng chẳng do con người gây ra. Tất cả đều là lẽ tự nhiên. Ông quan niệm: "Đời mình không phải cứ quý nó mà bảo tồn được nó. Thân mình không phải cứ yêu nó mà nó khỏe mạnh. Đời không phải cứ khinh nó mà nó ngắn ngủi. Thân mình không phải cứ coi thường nó mà nó bạc nhược... Đó chỉ là đời sống nó tự sinh, tự chết, thân thể tự nó khỏe mạnh, tự nó bạc nhược"2.
Yếu tố duy tâm trong triết học của ông là ở chỗ: Tuyệt đối hóa tính tất yếu của tự nhiên, Dương Chu coi nó như số mệnh của con người. Ông giải thích sự biến loạn của xã hội ông rằng: "Ngày nay cái gì cũng mờ mờ, tối tối, bời bời hỗn độn, làm cũng vậy, không làm cũng vậy; ngày qua ngày lại, ai mà biết được là tại sao, chẳng qua là do mệnh cả. Đã tin có mệnh trời rồi thì không có gì là thọ yểu, tin cái lẽ đương nhiên rồi thì không có gì là phải trái, theo đúng lòng mình rồi thì không có gì là thuận nghịch, theo đúng bản tính của mình rồi thì không có gì là an nguy cả. Người như vậy có thể gọi là không tin cái gì cả mà không có cái gì là không tin"3.
Mặc dù vậy, "tin mệnh", "thuận mệnh" của Dương Chu vẫn là "thuận tự nhiên": "Nếu thuận mệnh thì đâu còn cầu thọ, không ham quý hiền thì đâu còn danh, không muốn có uy thế thì đâu còn thích địa vị, không ham giàu có thì đâu