Tình hình kinh tế-xã hội Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII (Cận đại)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 47 - 49)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

4.1.3.Tình hình kinh tế-xã hội Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII (Cận đại)

Vào thế kỷ XVII , phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nhiều nước Tây Âu đã hình thành hầu hết trong lịng xã hội phong kiến. Đi liền với thực tế lịch sử đó là việc phát hiện ra Châu Mỹ và con đường hàng hải vòng quanh Châu Phi tạo cho giai cấp tư sản đang lên môi trường hoạt động mới. Thị trường Ân Độ và Trung Hoa rộng lớn, việc chiếm Châu Mỹ làm thuộc địa, việc buôn bán với các nước thuộc địa, việc tăng thêm số phương tiện trao đổi và số lượng hàng hóa đã đem lại cho thương nghiệp và công nghiệp hàng hải một đà phát triển chưa từng có, do đó đã làm cho yéu tố cách mạng phát triển nhanh chóng trong lịng xã hội phong kiến đang suy tàn.

Xét về toàn bộ và suy diễn đến cùng thì sự xuất hiện của phương thức tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới những hệ quả tất yếu về mặt xã hội và sự phát triển của khoa học trên những nét cơ bản dưới đây :

Một là : Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thỏa mãn với những kiến thức khoa học tự nhiên cịn ở tình trạng chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa cụ thể đã có từ trước. Người ta khơng thể dưa vào kinh nghiệm đi biển thông thường và dùng thuyền gỗ để chuyển chở khối lượng hàng hóa lớn vượt các đại dương, trái lại, cần có kỹ thuật đóng tàu mới, có máy móc mới để sản xuất và trao đổi được nhiều hàng hóa hơn, tăng được nhiều lợi nhận hơn cho các nhà kinh doanh. Thực tế đó địi hỏi khoa học tự nhiên như cơ học, tốn học, thiên văn học và về sau cả vật lý học, hóa học, sinh vật học phải có bước phát triển mới.

Trước đây, tri thức của các lĩnh vực khoa học nói trên cịn là một bộ phận trực tiếp trong các hệ thống triết học. Đến thời kỳ này nảy sinh nhu cầu là các ngành khoa học cụ thể tách ra khỏi triết học và trở thành những ngành khoa học độc lập; dùng phương pháp nghiên cứu thật chi tiết, thật cụ thể nhàm phát hiện những thuộc tính , những quy luật của vật chất như tính năng, tác dụng, độ bền vật liệu... Từ đó xuất hiện một phương pháp mới trong khoa học tự nhiên - phương pháp thực nghiệm hiện đại của khoa học. Trên mức độ nhất định, vào thế kỷ XVII - XVIII, phương pháp thực nghiệm hiện đại đã ảnh hưởng tới lĩnh vực triết học. Từ đó làm xuất hiện sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình trong triết học.

Hai là : Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho giai cấp tư sản thấy rằng cần phải nắm lấy chính quyền, phá bỏ cát cứ phong kiến tạo ra và mở rộng thị trường thống nhất để tăng lợi. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản cùng hệ tư tưởng tư sản với giai cấp địa chủ phong kiến và hệ tư tưởng Cơ đốc giáo ngày càng sâu sắc.

Mặc dù nhu cầu nắm lấy chính quyền đã thơi thúc giai cấp tư sản, nhưng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII giai cấp này vẫn còn nhỏ bé về số lương, chưa đủ sức mạnh về kinh tế và tổ chức chính trị để có thể lật đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến và hệ thống uy quyền của nhà thờ Thiên chúa giáo. Cho nên giai cấp tư sản phải thỏa hiệp với giai cấp phong kiến quý tộc và với nhà thờ Thiên chúa giáo.

Ba là : Bước sang thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản đã lớn mạnh, và do điều kiện riêng của mình, nước Pháp trở thành trung tâm của cách mạng tư sản. So với cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII), thì cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) có tính triệt để, giai cấp tư sản Pháp kiên quyết không chịu thỏa hiệp với giai cấp địa chủ phong kiến. Vua Lu-i 16 đã bị đưa lên đoạn đầu đài chấm dứt sự thống trị của giai cấp phong kiến và thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.

Bốn là : Thế kỷ XVII và XVIII, là thế kỷ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của phương pháp tư duy siêu hình đối với phương pháp tư duy trừu tượng duy lý thời trung cổ; và sau đó là thắng lợi của chủ nghĩa vô thần đối với hữu thần luận. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện sự kháng cự, đối lập của chủ nghĩa duy tâm và hữu thần luận-đó là chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béccli. triết học duy tâm chủ quan của Béc-cli là một bước phát triển của chủ nghĩa duy tâm trong điều kiện lịch sử mới.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 47 - 49)