Điều kiện kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 69 - 70)

VI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

6.1.1.Điều kiện kinh tế-xã hội.

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh và Pháp. Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa với lực lượng cơng nghiệp hùng mạnh. Nước Pháp hồn thành cuộc cách mạng công nghiệp. Từ 1830 - 1847 số máy hơi nước tăng 9 lần; khai thác than đá, sản xuất gang, sắt và thép tăng 3 lần; từ 1835 đến 1847 đường sắt tăng 12 lần. Ở Đức, cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng trong lịng xã hội phong kiến; từ 1800 đến 1840 giá trị sản lượng cơng nghiệp tăng ít nhất 2,5 lần. Tính chất tiến bộ lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành một sự thật ngày càng hiển nhiên. “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã

tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”.

Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn vốn có của nó bộc lộ ra và ngày càng gay gắt. Những xung đột giai cấp xã hội ngày càng mạnh mẽ. Những cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Li - ông (Pháp) nổ ra năm 1831, 1834, phong trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30 chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử với tư cách là kẻ đối kháng với giai cấp tư sản thống trị. Nhận định về cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Liơng cuối năm 1831, một tờ báo của Chính phủ đã viết: “Cuộc nổi loạn ở Liông đã vạch ra một điều bí mật quan trọng: đó là cuộc đấu tranh bên trong, diễn ra trong xã hội, giữa giai cấp những người có của và giai cấp những kẻ khơng có gì hết ... và đó là nguy cơ đối với xã hội hiện đại, và từ đó có thể xuất hiện những người dã man, phá hoại xã hội ấy”.

Nước Đức còn đang ở vào đêm trước của cuộc cách mạng tư sản, song đã đạt trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao hơn so với nước Anh và nước Pháp thời kỳ nổ ra cách mạng tư sản. Cuộc khởi nghĩa tự phát của thợ dệt ở Xilidi năm 1844 đến sự xuất hiện tổ chức vô sản cách mạng - đồng minh những người chính nghĩa - chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp vơ sản Đức.

Trong hồn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản khơng cịn mang tính cách mạng nữa. Ở Anh và Pháp, giai cấp tư sản đang là giai cấp thống trị lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản nên khơng cịn là lực lượng cách mạng để hoàn thành cải tạo dân chủ tư sản. Còn giai cấp tư sản Đức vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương cách mạng tư sản Pháp, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào cơng nhân Đức. Nó mơ tưởng biến đổi nền quân chủ phong kiến thành nền qn chủ tư sản một cách hịa bình. Như vậy, giai cấp vơ sản khơng chỉ là “kẻ phá hoại” chủ nghĩa tư bản mà còn là lực lượng xã hội tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ; làm cho nền dân chủ xã hội đã được các cuộc cách mạng tư sản trước đây mở ra nay được phát triển với động lực cách mạng là các giai cấp: Vô sản, tiểu tư sản thành thị và nông dân.

Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp bằng lý luận khoa học những vấn đề mà quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức loài người đặt ra trên lập trường giai cấp vơ sản. Do đó, nó đồng thời là lý luận khoa học trong cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân để tự giải phóng mình và giải phóng nhân dân lao động thực hiện những lý tưởng cao đẹp của nhân loại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 69 - 70)