Pôn Hăngri Hônbách (1723-1789).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 60 - 61)

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ

4.2.8.Pôn Hăngri Hônbách (1723-1789).

Pôn Hăngri Hôn - bách là một đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần hồi thế kỷ XVIII, nhà tư tưởng của giai cấp tư sản cách mạng Pháp, cộng tác viên của Bách khoa tồn thư. Ơng là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: "Hệ thống của tự nhiên", "Đạo thiên chúa bị lật mặt nạ", "Thần học thu nhỏ lại", "Sự truyền nhiễm thiêng liêng".v.v...

Về vấn đề cơ bản của triết học, Hônbách đã đứng trên lập trường duy vật và dựa vào những tài liệu của khoa học, khẳng định một cách dứt khoát rằng tư nhiên là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật. Vật chất là thực tại khách quan tác động đến giác quan của con người . Những đặc tính chủ yếu của vật chất là: qn tính, vận động, tính có thể phân chia, tính chắc chắn trọng lực.

Theo Hơnbách, tự nhiên tồn tại vĩnh viễn, không ai sáng tạo ra nó và cũng khơng thể bị tiêu diệt. Vật chất hoạt động là do sức mạnh của tự bản thân nó và khơng cần có sự thúc đẩy bên ngồi.

Cơng lao của Hônbách thể hiện ở chỗ ơng thừa nhận vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất . Nhưng là nhà duy vật siêu hình, và do hạn chế của điều kiện lịch sử, ông hiểu vận động là sự đổi chỗ giản đơn của các vật thể trong không gian.

Trong cuốn "Hệ thống của tự nhiên", Hơnbách khẳng định ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao và phê phán tính chất vơ lý của những học thuyết về linh hồn, phi thể chất, về con người được tạo ra theo hình ảnh của thượng đế. Ơng khẳng định: " con người là sản phẩm của tự nhiên tồn tại trong tự nhiên, phục tùng quy luật của tự nhiên, khơng thể thốt khỏi tự nhiên, thậm chí cả về mặt tư tưởng cũng khơng thể vượt khỏi tự nhiên được".

Về nhận thức luận, Hơnbách chứng minh rằng, trí lực con người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn thể con người .Năng lực cảm giác của con người gíup con người nhận thức đượcthế giới với quy luật của nó. Khơng có linh hồn bất tủ, khơng có tư tưởng bẩm sinh. Con người không thể rút ra từ linh hồn những quan niệm và tư tưởng, mà phải từ thế giới bên ngồi.

Hơnbách đem quyết định luận máy móc của mình đối lập với mục đích luận. Mọi hiện tượng mà con người chưa nhận thức được đều được ông gọi là hiện tượng ngẫu nhiên - ơng chưa hiểu được tính khách quan của hiện tượng ngẫu nhiên.

Trong quan điểm về xã hội, Hơnbách mang tính chất duy tâm. Ơng coi sự phát triển của xã hội như một quá trình định mệnh chi phối. Là nhà triết học trong phái khai sáng, ông quả quyết

rằng, lồi người có thể thốt khỏi ách phong kiến bằng việc phổ cập giáo dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung cổ. Ơng mong muốn có sự q độ hịa bình từ chế độ phong kiến sang xã hội tư bản bằng con đường lập pháp : “hồn thiện". Ơng sợ phong trào cách mạng của quần chúng, mà muốn có "cách mạng từ trên xuống".

V. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC5.1. Hoàn cảnh ra đời và các đặc điểm cơ bản 5.1. Hoàn cảnh ra đời và các đặc điểm cơ bản

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Trang 60 - 61)