c) Triết học Trang Tử
2.1.2. Đặc điểm của triết học cổ Hy-La
1 - Nó là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy - La cổ đại. Là một cơng cụ lý luận nhằm duy trì trật tự xã hội theo kiểu chiếm hữu nô lệ, bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ nô. Hầu hết các nhà triết học thời kỳ này coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là công cụ biết nói.
2 - Mặc dù triết học thời kỳ này khơng đồng nhất với thế giới quan, nhưng nó đề cập đến những vấn đề thế giới quan cơ bản của con người như : Tồn tại là gì ? Nguồn gốc và bản chất của thế giới ra sao ? Cuộc đời và số phận của con người như thế nào ? ...Việc lý giải các vấn đề mang tính bao quát được coi là nhiệm vụ cơ bản của triết học. Dù sao ở thời kỳ này triết học mang nặng tính tư biện. Chuẩn mực của “sự thơng thái” chủ yếu được bàn là ở khía cạnh nhận thức.
3 - Coi vấn đề con người là trọng tâm. Dù có nhiều bất đồng, nhưng các nhà triết học đều khẳng định con người là tinh hoa quý nhất của tạo hóa. Từ đây, những vấn đề thiết thực của cuộc sống con người trở thành một trong những đề tài chính của triết học. Tuy nhiên, con người theo họ là con người cá thể. Giá trị con người chủ yếu là đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận. Hoạt động thực tiễn của con người hầu như khơng được bàn đến.
4 - Mang tính biện chứng sơ khai, và tính duy vật tự phát . Các nhà triết học thời kỳ này ln cố gắng giải thích thế giới như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng vận động và biến đổi không ngừng. “ Trong cùng một thời điểm sự vật vừa là nó, vừa khơng phải là nó. Khơng thể tắm hai lần trong một dịng sơng”. Đồng thời hầu hết họ quy bản nguyên thế giới là một hoặc một số các vật thể cụ thể.
2.2. Một số trường phái triết học tiêu biểu