Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trƣờng xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho mình.
Theo Michael E. Porter (1998): “Trong bất kỳ ngành nào, bất kể là nội địa hay quốc tế, thì tính chất của cạnh tranh đều đƣợc thể hiện qua năm yếu tố: (1) mối đe dọa từ sự xuất hiện những đối thủ mới, (2) mối đe dọa từ những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế, (3) khả năng mặc cả của bên cung cấp, (4) khả năng mặc cả của khách hàng và (5) sự ganh đua giữa các đối thủ hiện tại.”25
Nhƣ vậy, trong môi trƣờng cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu thƣờng chịu 5 sức ép chính đến từ đối thủ cạnh tranh hiện hữu, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng và sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh hiện hữu: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tất yếu phải xuất hiện những đối thủ cạnh tranh. Một số công ty có thể thắng đƣợc những đối thủ cạnh tranh của mình là do họ có lợi thế so sánh hơn các đối thủ khác về giá cả, mẫu mã, chất lƣợng… Tuy nhiên cũng có những công ty lại thất bại so với các đối thủ cạnh tranh của mình, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro, làm khả năng hoạt động của công ty bị thu hẹp và hạn chế khả năng xuất khẩu. Chính vì vậy, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong ngành là một trong những yếu tố quan trọng để
25
Michael E. Porter (1998), Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia, Dịch từ Tiếng Anh, Ngƣời dịch: Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự (2006), NXB Trẻ, TP.HCM, trang 93-94..
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 27
xác định đƣợc cƣờng độ và xu thế cạnh tranh, từ đó giúp công ty định hƣớng đƣợc khả năng phát triển cho doanh nghiệp mình.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Mặc dù không phải bao giờ doanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành cũng có ảnh hƣởng đến chiến lƣợc của doanh nghiệp. Việc bảo vệ vị trí của mình của các doanh nghiệp bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài. Những hàng rào này có thể là: lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ƣu thế về giá thành mà đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không tạo ra đƣợc. Ngoài ra, một hàng rào khác ngăn cản sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới là sự chống trả mạnh mẽ của các tổ chức đã đứng vững.
Khách hàng: Khách hàng là một phần của công ty, khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của bất cứ mỗi doanh nghiệp nào. Sự trung thành của khách hàng đƣợc tạo dựng bởi sự thoả mãn những nhu cầu của họ thông qua hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Thông thƣờng các công ty hay thành lập lý lịch của khách hàng, bảng phân loại các khách hàng, v.v… nhằm thu thập thông tin định hƣớng tiêu dùng từ đó tạo cơ sở định hƣớng quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch, các chiến lƣợng kinh doanh.
Khách hàng là những ngƣời tiêu dùng, sử dụng sản phẩm của công ty và có khả năng làm cho công ty thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lƣợng sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì sản xuất kinh doanh nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp. Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Ngƣời mua có ƣu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lƣợng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Khách hàng có tƣơng đối nhiều thế mạnh hơn khi họ có các điều kiện sau: Lƣợng hàng ngƣời mua chiếm tỷ lệ lớn trong khối lƣợng hàng bán ra của hãng; Việc chuyển sang mua hàng của ngƣời khác không gây nhiều tốn kém; Khách hàng đƣa ra tín hiệu đe dọa đáng tin cậy sẽ hội
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 28
nhập ngƣợc với các bạn hàng cung ứng; Sản phẩm của ngƣời bán ít ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm của khách hàng.
Nếu sự tƣơng tác của các điều kiện nói trên làm cho doanh nghiệp không đạt đƣợc mục tiêu của mình thì doanh nghiệp phải cố gắng thay đổi vị thế của mình trong việc thƣơng lƣợng giá bằng cách thay đổi một hoặc nhiều điều kiện nói trên hoặc là phải tìm khách hàng ít có ƣu thế hơn.
Nhà cung ứng: Các doanh nghiệp bao giờ cũng phải liên kết với những doanh nghiệp cung cấp (nhà cung cấp) để đƣợc cung cấp những tài nguyên khác nhau nhƣ nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn… Các nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh trong hoạt động của một doanh nghiệp. Cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết về những ngƣời cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu các yếu tố, môi trƣờng tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Các nhà cung ứng là lực lƣợng có ảnh hƣởng tới doanh nghiệp và đƣợc coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán hoặc thay đổi chất lƣợng các sản phẩm đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Thông thƣờng áp lực từ phía nhà cung cấp phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: số lƣợng nhà cung ứng trên thị trƣờng, vai trò của yếu tố nguyên liệu sản xuất của nhà cung ứng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác, sự sẵn có của nguyên liệu đầu vào thay thế, v.v…
Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên nó còn có nhiều đặc điểm khác biệt hơn hẳn sản phẩm bị thay thế. Đây là cơ hội và cũng là đe dọa đối với doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lƣợc hợp lý cho sản phẩm của mình.
Nếu các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách hàng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế nếu doanh nghiệp đang tồn tại đặt giá cao hơn. Các yếu tố quyết định mối đe dọa của các sản phẩm thay thế đó là: - Giá và công dụng tƣơng đối của các sản phẩm thay thế: nếu các sản phẩm thay thế mà sẵn có và công dụng tƣơng đƣơng ở cùng một mức giá thì mối đe dọa của các sản phẩm thay thế là rất mạnh.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 29
- Chi phí chuyển đối với khách hàng;
- Khuynh hƣớng thay thế của khách hàng: Khách hàng rất không thích thay đổi thói quen vì sợ mất thời gian và công sức. Nếu khách hàng quen thuộc với hình ảnh một sản phẩm sẽ khó thay đổi việc sử dụng sản phẩm đó thay cho sản phẩm thay thế.