Phân tích tình hình cung cầu các sản phẩm đồ chơi tại Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm đồ chơi bằng len tại công ty tnhh bobi craft sang thị trường hoa kỳ (Trang 132)

Một vài đặc điểm chung về ngành công nghiệp đồ chơi tại Hoa Kỳ

Ngành công nghiệp đồ chơi Hoa Kỳ rất đa dạng. Các loại đồ chơi sản xuất tại Hoa Kỳ chủ yếu gồm búp bê, phụ kiện búp bê, đồ chơi điện tử, xe đồ chơi trẻ em, đồ chơi lắp ráp và đồ chơi thú nhồi bông (bao gồm đồ chơi bằng len). Phân ngành công nghiệp đồ chơi nói chung của Hoa Kỳ mang mã hiệu NAICS 33993.

Tại Hoa Kỳ, Hiệp hội Công nghiệp Đồ chơi (TIA) là hiệp hội đồ chơi lớn nhất tại thị trƣờng Hoa Kỳ bao gồm hơn 750 doanh nghiệp thành viên. Doanh thu của các công ty, doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội này chiếm đến 90% doanh thu nội địa ngành công nghiệp đồ chơi tại Hoa Kỳ. Do đó, sức ảnh hƣởng của Hiệp hội đồ chơi TIA đến lƣợng cung sản phẩm đồ chơi nói chung tại Hoa Kỳ là rất lớn. Do vậy, các sản phẩm đồ chơi xuất khẩu sang thị trƣờng này sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp của Hiệp hội đồ chơi TIA.

Ngoài ra, thị trƣờng Hoa Kỳ còn nhập khẩu rất nhiều đồ chơi từ các quốc gia khác trên thế giới mà nhiều nhất là Trung Quốc và Thái Lan. Do vậy, các sản phẩm đồ chơi của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và sản phẩm đồ chơi len của công ty Bobi Craft nói riêng xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng phải chịu sức cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc và Thái Lan.

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 116

Tình hình cung cầu các sản phẩm đồ chơi tại Hoa Kỳ

Theo thống kê của NDP Group (Hoa Kỳ) thì doanh thu thị trƣờng đồ chơi tại Hoa Kỳ đạt 18,11 tỉ USD trong năm 2014 vừa qua, tăng 4% so với năm 2013. Trong đó, mặt hàng đồ chơi nhồi bông đạt 0,94 tỉ USD, tăng 5% so với cùng kì năm ngoái.54 Điều này cho thấy đƣợc nhu cầu về mặt hàng đồ chơi của Hoa Kỳ nói chung là rất lớn.

Bảng 2.18 Doanh thu các loại đồ chơi tại Hoa Kỳ trong năm 2013 và 2014.

Loại đồ chơi 2013 (Tỉ USD) 2014 (Tỉ USD) Chênh lệch Giá trị (Tỉ USD) Tỉ trọng (%) Hành động, nhập vai 1,15 1,26 0,11 10 Nghệ thuật, lắp ráp 0,91 0,94 0,03 3 Bộ lắp ráp, xây dựng 1,64 1,85 0,21 13 Búp bê 2,22 2,32 0,1 4 Ghép hình 1,29 1,42 0,13 10 Dành cho trẻ nhỏ 2,95 2,82 -0,13 -4 Đồ chơi điện tử 0,59 0,64 0,05 10

Thể thao, ngoài trời 3,51 3,61 0,1 3

Thú nhồi bông 0,89 0,94 0,05 6

Xe các loại 1,25 1,25 0 0

Đồ chơi khác 1,08 1,08 0 0

TỔNG CỘNG 17,47 18,11 0,64 4

Nguồn: NPD Group & U.S. Toy Retail Tracking Service

54 NPD Group and U.S. Toy Retail Tracking Service (2014), U.S. DOMESTIC MARKETS, view at:

http://www.toyassociation.org/TIA/Industry_Facts/salesdata/IndustryFacts/Sales_Data/Sales_Data.aspx?hkey =6381a73a-ce46-4caf-8bc1-72b99567df1e, accessed: 01-05-2015.

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 117

Biểu đồ 2.11 Doanh thu sản phẩm đồ chơi nhồi bông tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010 – 2014.

Nguồn: The Statistic Portal

Đối với mặt hàng đồ chơi thú nhồi bông (plush toys) – bao gồm các sản phẩm đồ chơi nhồi bông len thì trong 5 năm qua, doanh thu bán hàng của các sản phẩm này có sự suy giảm lớn. Từ 1,7 tỉ USD trong năm 2010 xuống còn 0,94 tỉ USD trong năm 2014. Lý giải cho điều này là do xu hƣớng công nghệ hóa khi hiện nay trẻ em ít hứng thú với các sản phẩm đồ chơi truyền thống mà thích các đồ chơi hiện đại, công nghệ cao hoặc thậm chí đơn giản là những trò chơi trên máy tính bảng hoặc laptop. Tuy nhiên, trong năm 2014 thì doanh thu các sản phẩm thú nhồi bông, thú len có xu hƣớng tăng trở lại. Đây là tín hiệu tích cực đối với các sản phẩm đồ chơi truyền thống này.

2.6.3 Giới thiệu các qu định nhập khẩu đối với các sản phẩm đồ chơi len tại thị trƣờng Hoa ỳ

Hiện nay, Hoa Kỳ có hệ thống luật và quy định vô cùng phức tạp. Ngoài hệ thống pháp luật chung của Liên Bang, mỗi bang của Hoa Kỳ đều có những luật lệ riêng của từng bang. Nổi trội hiện nay về những luật lệ khi các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ có Luật thuế chống trợ giá và Luật thuế chống phá giá.

1.7 1.47 1.26 0.89 0.94 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2010 2011 2012 2013 2014 Tỉ USD

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 118

- Luật thuế chống trợ giá nhằm mục đích tiêu diệt lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của những sản phẩm nƣớc ngoài đƣợc Chính phủ nƣớc ngoài trợ giá nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mức thuế chống trợ giá đƣợc áp bằng đúng mức trợ giá.

- Luật thuế chống phá giá đƣợc áp dụng rộng rãi hơn Luật thuế chống trợ giá. Luật thuế chống phá giá đƣợc áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu nƣớc ngoài đƣợc bán phá giá vào thị trƣờng Hoa Kỳ hoặc sẽ bán phá giá vào thị trƣờng Hoa Kỳ với “giá thấp hơn giá thông thƣờng”.

Theo Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (United States Customs and Border Protection, viết tắt là CBP) thì các quy định nhập khẩu đối với sản phẩm đồ chơi bằng len bao gồm:

Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa:

Hàng hóa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải ghi rõ nhãn của nƣớc xuất xứ trên sản phẩm. Luật Hải quan Hoa Kỳ, điều 34 quy định trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng đƣợc miễn ghi tên nƣớc xuất xứ, còn lại tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi tên nƣớc xuất xứ tại một vị trí dễ thấy và không phai mờ.

Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nƣớc xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nƣớc xuất xứ của hàng hóa là nƣớc cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Ví dụ, sảna pẩm đồ chơi bằng len sản xuất ở Việt Nam bằng len trong nƣớc và len nhập khẩu đƣợc coi là hàng có xuất xứ Việt Nam.

Quy định về dán nhãn mác

Luật Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu tất cả hàng hóa nhập khẩu (trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ) vào Hoa Kỳ phải đƣợc đánh dấu nƣớc xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xóa, phải đƣợc ghi rõ ràng, đầy đủ và phải bền nhƣ chính tuổi thọ của sản phẩm để sao cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng có thể biết đến đƣợc tên nƣớc, tên sản phẩm. Ngƣời mua cuối c ng là ngƣời cuối cùng nhận đƣợc hàng hóa nguyên dạng nhƣ khi nhập khẩu. Mục đích của qui định này chủ yếu là nhằm giúp cho ngƣời mua hàng có thêm thông tin để lựa chọn

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 119

hàng hóa. Luật này cũng không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có xuất xứ nƣớc ngoài những từ nhƣ “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác là hàng đƣợc sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ khi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nƣớc xuất xứ của hàng hóa.

Hàng nhập khẩu vi phạm qui định đánh dấu xuất xứ sẽ bị Hải quan giữ lại. Hải quan có thể yêu cầu ngƣời nhập khẩu nộp thuế vi phạm qui định đánh dấu xuất xứ bằng 10% trị giá hàng vi phạm trừ phi hàng đó đƣợc tái xuất, tiêu hủy hoặc đánh dấu xuất xứ dƣới sự giám sát của Hải quan. Đối với ngƣời xuất khẩu, vi phạm đánh dấu nƣớc xuất xứ có thể bị Hải quan lƣu vào “sổ đen” máy tính và để ý kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất sau đó.

Thủ tục hải quan

Khi hàng hóa đến cảng Hoa Kỳ, ngƣời nhập khẩu hoặc đại diện ủy quyền của ngƣời nhập khẩu phải đăng ký đầy đủhồsơ cho Hải quan Hoa Kỳ. Hàng hóa nhập cảng chỉđƣợc hải quan cho thông quan sau khi chủ sở hữu lô hàng đã hoàn tất thủ tục luật lệ và đóng thuế nhập khẩu. Hải quan có quyền chỉ thị thời hạn giám định lô hàng, cũng nhƣ quyết định cho phép thông quan. Hàng hóa có thể nhập kho ở cảng đến hoặc chuyển sang cảng khác ở nội địa Hoa Kỳ trong điều kiện còn nguyên kiện, chƣa tháo gỡ. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.

Hồ sơ đăng ký thông quan hàng nhập khẩu: Trong vòng 5 ngày, kể từ ngày hàng đến cảng Hoa Kỳ, hồ sơ đăng ký thông quan hàng nhập khẩu phải đƣợc nộp cho Hải quan, ngoại trừ trƣờng hợp đặc biệt đƣợc gia hạn thêm. Hồ sơ này gồm có: Tờ khai hải quan; Đơn xác nhận đƣợc uỷ quyền tiến hành thủ tục thông quan; Hóa đơn thƣơng mại; Vận đơn; Phiếu đóng gói; Giấy chứng nhận xuất xứ và các thông tin liên hệ khác.

Sau khi nộp các tờ khai và tài liệu giao hàng để làm thủ tục nhập khẩu, lô hàng có thể phải kiểm hóa hoặc đƣợc miễn kiểm hóa, sau đó đƣợc nhận hàng. Nếu hàng không có vi phạm pháp luật hoặc vi phạm các qui định khác về hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ nhận đƣợc bản tóm tắt hàng hóa d ng để ƣớc tính mức thuế phải nộp

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 120

trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi hoàn tất thủ tục tại Hải quan cửa khẩu. Đối với hàng khi nhập cảng Hoa Kỳ bị hỏng hóc, không còn giá trị thƣơng mại thì sẽ không bị tính thuế. Hàng bị hỏng hóc một phần thì nhà nhập khẩu có trách nhiệm tách riêng phần hàng hóa bị hỏng hóc và làm đơn xin miễn trừ thuế trong vòng 96 giờ kể từ khi dỡ hàng và trƣớc khi dời khỏi cầu cảng.

Hộp 2.2 Một số lƣu ý đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam

Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện nay là theo điều kiện FOB hoặc CIF, do đó trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu thuộc về các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do cách xác định trị giá hải quan để áp thuế nhập khẩu khá phức tạp, nên ngƣời xuất khẩu cần cẩn thận trong khâu lập chứng từ giao hàng, nhất là hóa đơn thƣơng mại để tránh phiền toái hoặc phát sinh phí tổn không đáng có cho ngƣời nhập khẩu và đôi khi cho cả bản thân ngƣời xuất khẩu. Mặc d , đơn giá và tổng trị giá trên hóa đơn có thể vẫn ghi theo giá FOB hoặc CIF để phù với hợp đồng mua bán ngoại thƣơng, song số tiền cƣớc phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm vẫn phải đƣợc thể hiện trên hóa đơn. Ngoài ra, các thông tin khác nhƣ chi phí vận tải nội địa, đóng gói, xây lắp, phí tài chính, phí bản quyền hoặc nhƣợng quyền, trị giá trợ giúp v.v… cũng có thể phải đƣợc ghi rõ trên hóa đơn. Vì vậy, trƣớc khi giao hàng và lập hóa đơn thƣơng mại hoặc thậm chí ngay từ khi thảo luận hợp đồng, ngƣời xuất khẩu phải kiểm tra với ngƣời nhập khẩu hoặc luật sƣ hoặc đại lý giao nhận hàng hóa (tốt nhất là với ngƣời nhập khẩu) về những thông tin cần phải ghi trong hóa đơn thƣơng mại. Ngƣời xuất khẩu có thể đề nghị ngƣời nhập khẩu cung cấp mẫu hóa đơn thƣơng mại để tham khảo. Cẩn thận hơn nữa, ngƣời xuất khẩu nên gửi bản thảo hóa đơn thƣơng mại cho ngƣời nhập khẩu để kiểm tra thông qua trƣớc khi lập hóa đơn chính thức.

Nguồn từ Thƣơng vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2008), xem tại: http://www.vietnam-

ustrade.org/index.php?f=news&do=detail&id=24&lang=vietnamese, ngày truy cập:

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 121

Tiêu chuẩn đồ chơi an toàn cho trẻ em ASTM F963

Tiêu chuẩn về các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu đƣợc Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu Dùng Hoa Kỳ (CPSC) đƣa ra gồm tiêu chuẩn về chất lƣợng, tiêu chuẩn về an toàn tiêu dùng, tiêu chuẩn về môi trƣờng, tiêu chuẩn về hạn chế, cấm dùng hóa chất độc hại, v.v… Đặc biệt, đối với mặt hàng đồ chơi còn cần phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn ASTM F963 - tiêu chuẩn về yêu cầu an toàn đồ chơi cho ngƣời tiêu dùng – đây tiêu chuẩn bắt buộc, áp dụng đối với tất cả các sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ.

Theo tiểu chuẩn này, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải cần quan tâm đến các chỉ tiêu về cơ lý nhƣ độ bền, không có cạnh sắc, điểm nhọn, không gây ngạt và một số chỉ tiêu hóa học khác nhƣ không có chất chì, hóa chất, sơn phủ độc hại… đối với sản phẩm đồ chơi.

2.6.4 Phân tích đặc điểm tiêu dùng các sản phẩm len tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trƣờng có thị hiếu đa dạng và tƣơng đối dễ tính. Ngƣời dân chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý càng mua sắm nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trƣởng. Hoa Kỳ không phải thị trƣờng cao cấp, trái lại là thị trƣờng rất dễ tiêu thụ, bởi có nhiều mức tiêu thụ hàng cho những ngƣời thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Hàng hóa có chất lƣợng cao hay vừa đều có thể bán đƣợc trên thị trƣờng Hoa Kỳ. Các yếu tố phân phối, giá cả và chất lƣợng lần lƣợt là những yếu tố ƣu tiên đặc biệt trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của ngƣời dân Hoa Kỳ.

Trong một nghiên cứu của Cone Communications (2013) thì xu hƣớng tiêu dùng đối với các hàng hóa tiêu thụ (trong đó có sản phẩm len) thì 71% ngƣời dân Hoa Kỳ luôn nghĩ đến các sản phẩm xanh và bền vững với môi trƣờng mỗi khi mua sắm. Các sản phẩm xanh và bền vững tức là các sản phẩm đƣợc làm từ những nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trƣờng và đặc biệt là bền, sử dụng đƣợc lâu dài. Ví dụ nhƣ những sản phẩm len từ chất liệu len lông cừu hoặc cotton đều rất đƣợc ngƣời dân Hoa Kỳ ƣa chuộng.

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 122

Hoặc nhƣ theo nghiên cứu của Hikaru Peterson và cộng sự (2008) cũng chỉ ra rằng ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng bỏ tiền để mua những loại sản phẩm len với các thuộc tính nhƣ hữu cơ và thân thiện với môi trƣờng.55 Bên cạnh đó, nghiên cứu của Yun-Ju Chen (2008) nhấn mạnh rằng không chỉ ngƣời tiêu dùng thực phẩm mà cả ngƣời mua sản phẩm may mặc, đồ chơi cũng thích lựa chọn những sản phẩm hữu cơ không chỉ vì lý do an toàn sức khỏe mà còn phải thân thiện với môi trƣờng và không gây hại đến động vật.56

Ngoài ra, một đặc điểm khá quan trọng trong xu hƣớng tiêu dùng các sản phẩm đồ chơi nói chung hay các sản phẩm đồ chơi len nói riêng là phải an toàn và đƣợc chứng nhận an toàn dành cho trẻ em. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi trƣớc khi lựa chọn một món đồ chơi cho trẻ thì yếu tố an toàn phải đƣợc đặt lên hàng đầu.

2.6.5 Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 180 nƣớc, quan hệ kinh tế với hơn 200 nƣớc và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ đƣợc coi là một đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua. Về hợp tác thƣơng mại, hai nƣớc đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế nhƣ:

- Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997);

- Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001);

- Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001); - Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003);

- Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004);

- Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005); - Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)

Nhƣng đáng chú ý nhất đó là Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thƣờng hoá quan hệ

55 Hikaru Peterson et al. (2008), US Consumers’ Willingness to Pay for Wool Product Attributes, Kansas

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm đồ chơi bằng len tại công ty tnhh bobi craft sang thị trường hoa kỳ (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)